VĂN HÓA KINH DOANH Ở MALAYSIA

Văn hóa kinh doanh ở Malaysia

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và văn hóa. Bởi sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau như Malaysia. Ấn Độ và Trung Quốc và nền văn hóa bản địa. Là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh. và bền vững nhất sau chiến tranh. Quốc gia này về kinh tế đa phần sẽ do người Hoa chi phối. Nhiều hơn so với người Malaysia gốc. Vì vậy đến đây đàm phán kinh doanh bạn cần hiểu rõ về văn hóa. Phong tục của họ trong kinh doanh để giúp bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội thành công hơn

1. Văn hóa xã hội

a. Trang phục

Trang phục của người Malaysia được làm từ chất liệu cotton và linen vì đất nước này nóng quanh năm. Nếu bạn được dự các buổi gặp gỡ. Với các đại diện hoàng gia. thì nên tránh mặc các bộ đồ màu vàng. Vì màu này tượng trưng cho hoàng gia. Phong cách thời trang tại đây gồm cả các trang phục truyền thống và trang phục hiện đại.
Nam giới ở quốc gia này thường mặc sơ mi tay dài thắt cavat và quần tây âu trong các cuộc họp kinh doanh để thể hiện sự tôn trọng đối tác. Phụ nữ có thể mang quần hoặc váy và không bắt buộc phải mang vớ da nhưng không nên ăn mặc quá hở hang vì quốc giáo tại đây à Hồi giáo. việc này thể hiện sự không tôn trọng với đối tác. các nữ doanh nhân tại đây thường có xu hướng mang trang phục rườm rà và có nhiều phụ kiện trang sức kèm theo

Văn hóa kinh doanh ở Malaysia

b. Giao tiếp

Người Malaysia quan niệm kinh doanh dựa trên mối quan hệ cá nhân và sự tin tưởng vậy nên bạn phải chú ý phát triển các mối quan hệ với họ. Người Malay quan niệm giữ mối quan hệ hòa hợp rất quan trọng vậy nên bạn không nên đưa ra các câu hỏi tiêu cực cho họ. Ở Malaysia bạn có thể hỏi các câu hỏi về chủ đề kinh doanh. thể thao, nghệ thuật, du lịch, kế hoạch tương lai, các món ăn địa phương

Các chủ đề nên tránh khi giao tiếp ở quốc gia này như chỉ trích văn hóa Malaysia. chính trị và nạp quan liêu

c. Cách xưng hô

Đọc tên của người Malaysia rất khó để chính xác. Do vậy, bạn nên đọc tên và đọc luôn cả chức vụ của người đó và hỏi lại xem bạn có đọc đúng hay chưa

Khi gặp các doanh nhân người Malaysia. Bạn nên xưng hô tên lẫn chức vụ. Nếu không có các chức danh như giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư… thì bạn dùng “Mr.” hoặc “Mrs.” cùng với tên của họ

d. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Malay. Đây cũng là ngôn ngữ của các quốc gia như Indonesia, Brunei và là ngôn ngữ thứ tư của Singapore. Nếu bạn làm việc với các cơ quan chính phủ thì bạn nên cần có sự hỗ trợ của phiên dịch viên. Nhưng với sự phát hiển hiện nay. tiếng anh cũng đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại quốc gia này

2. Văn hóa kinh doanh

a. Danh thiếp

Khi đến đàm phán kinh doanh tại Malaysia bạn cần chuẩn bị thật nhiều danh thiếp. danh thiếp nên được in chữ bằng tiếng anh. Nếu được mặt còn lại của danh thiếp nên in bằng tiếng Trung và chữ nên in màu vàng vì tại đất nước này có rất nhiều doanh nhân Malaysia là người Trung Quốc. Trên danh thiếp nên ghi rõ trình độ học vấn. trình độ chuyên môn và chức vụ. Trao đổi danh thiếp là bắt buộc trong tất cả các cuộc gặp gỡ kinh doanh tại Malaysia. Bạn nên đưa và nhận danh thiếp bằng hai tay

b. Thời gian làm việc

Giờ hành chính ở các cơ quan. Văn phòng: 9:00 sáng đến 5:00 chiều các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và ngày thứ bảy làm từ 9:00 sáng đến 12:00 trưa

Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mở cửa từ 10:00 sáng đến 10:00 tối. Ngân hàng mở cửa từ 9:30 sáng đến 4:00 chiều các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và từ 9:30 sáng đến 11:30 sáng của ngày thứ 7. tuy nhiên vào ngày thứ 7 đầu tiên của tháng các ngân hàng thường không giao dịch

c. Đàm phán kinh doanh

Việc thương lượng kinh doanh ở Malaysia sẽ chậm hơn nhiều so với Bắc Mỹ. Người Malaysia khá mê tín nên họ sẽ thường xem ngày. Để chọn ngày đẹp cho việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên dù đã ký hợp đồng thì cũng chưa chắc đã được đồng ý hoàn toàn. Người Malaysia có thể tiếp tục thương lượng sau khi đã ký hợp đồng.
Người Malaysia chỉ chấp nhận hợp đồng bằng văn bản chứ không chấp nhận hợp đồng bằng miệng. họ cũng không bằng lòng với các hợp đồng có quá nhiều chi tiết vì cho rằng như thế là thiếu tin tưởng lẫn nhau. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia lại rất cần những bản hợp đồng chi tiết vì họ cần những bản hợp đồng như vậy để dễ kiểm soát tình hình.

Hãy luôn giao tiếp với đối tác với một thái độ lịch thiệp. Điều này sẽ để lại ấn tượng rất tốt đối với người Malaysia. Hãy luôn chủ động giới thiệu và trao đổi danh thiếp với họ sau khi giới thiệu xong. Hãy luôn tôn trọng họ trong các cuộc đàm phán. Không nên nóng giận hay mất tự chủ nếu không sẽ gây ra ảnh hưởng xấu trong quan hệ.

Khi thương lượng họ thích bắt tay nhẹ nhàng và hơi gật đầu. nên kèm theo một nụ cười. Họ cũng sẽ đánh giá cao bạn khi bạn cúi đầu nhẹ khi gặp phụ nữ.

Người Malaysia thích gặp gỡ vào buổi chiều hoặc buổi sáng vào giữa giờ làm việc. Trước một ngày hẹn bạn nên gọi điện để xác nhận lại cuộc hẹn với đối tác. bạn cũng phải làm quen với việc họ đến muộn ít nhất là 15 phút và với các đối tác quan trọng khoảng thời gian này còn lâu hơn.

Văn hóa kinh doanh ở Malaysia

Người Malaysia rất cởi mở trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Và hầu như mọi hình thức tiếp cận thị trường tại Malaysia đều được cho phép. Dù vậy bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ thị trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh khi quyết định chọn một đối tác người Malaysia. Việc có được một đối tác là người Malaysia rất cần thiết trong việc kinh doanh tại đây. vì trong nhiều trường hợp chính phủ nơi đây sẽ ưu tiên trao cho các doanh nghiệp gốc Malaysia trong nước. các đối tác này sẽ dễ giúp bạn đạt được các dự án đó hơn.

>>>Xem thêm: Văn hóa kinh doanh của các nước châu âu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *