CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH Ở NHẬT BẢN

 

Nhật Bản là một quốc gia thuộc Châu Á, là một quần đảo bao gồm 6,852 đảo lớn nhỏ nằm trên biển Thái Bình Dương. Nhật Bản có mật độ dân số rất cao nhưng đang có xu thế dân số già, đất nước này sử dụng nguồn nhân lực của mình rất tốt đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia phát triển về kinh tế. Nhật Bản có hơn 300 cảng lớn nhỏ, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế và phát triển thương mại quốc tế.

Các đối tác thương mại chính của Nhật Bản là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nga, ….

 

CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH TẠI NHẬT BẢN
  Hình 1: CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH TẠI NHẬT BẢN

1.Cảng Tokyo

Cảng Tokyo có cùng tên với thành phố Tokyo, là trung tâm của ngành công nghiệp, văn hóa và kinh tế Nhật Bản.

Đây cũng là một cảng quốc tế lớn nhất ở Nhật Bản và Thái Bình Dương, mỗi năm có thể xử lý khoảng 90 triệu tấn hàng hóa và có hơn 40,000 người đang làm việc tại cảng này.

Cảng Tokyo trải rộng 1000 ha và bao gồm 204 cầu cảng và 15 bến xử lý container, có nhiều bãi chứa và cơ sở kho lạnh.  Có 4 bến cảng chính chuyên xử lý hàng container: Bến cảng Oi, Aomi, Shinagawa và Kamigumi. Trong đó bến cảng Shinagawa là nơi dành riêng cho các tuyến hàng hải ở Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á.

Ngoài ra cảng Tokyo còn có 2 bến cảng thực phẩm, 1 bến hàng rời, 1 bến hàng gỗ và 1 bến chuyên xử lý sản phẩm từ gỗ, 1 bến hàng vật liệu xây dựng, 1 bến dành cho hàng quá khổ quá tải, bến hàng xe ô tô và bến tàu hành khách.

Giá cước và lịch tàu vận chuyển:

  Hai Phong – Tokyo Hochiminh – Tokyo Đà Nẵng-Tokyo
Cước vận chuyển $470/ 20’DC $575/ 20’DC $545/ 20’DC
ETD Thứ Hai/ Thứ Sáu/ Thứ Bảy Mon/ Thu Sun mon
Thời gian quá cảnh 21-30 ngày 17-19 ngày 21-28 ngày

 

2. Cảng Kobe

Cảng Kobe là cảng nằm trên đảo Honsu thuộc thành phố Kobe, tỉnh và có công suất xử lý hàng hóa hàng năm lên đến 80 triệu tấn, hiện cảng đang là một phần của cảng Hanshin. Cảng xử lý khoảng 8500 tàu, 86 triệu tấn hàng hóa tổng hợp, 2,5 triệu TEU và 3000 hành khách mỗi năm. Năm 2019, cảng đã xếp dỡ hơn 2 triệu TEU hàng container, hơn 1,1 triệu TEU hàng xuất khẩu và hơn 1 triệu TEU hàng nhập khẩu.

Cảng Kobe thuộc quyền sở hữ của chính quyền thành phố Kobe, kết nối đến gần 500 cảng lớn nhỏ và hơn 130 quốc gia trên thế giới. Cảng sở hữu 6 bến cảng container trải dài trên 786,880m2 và có 12 bến để xử lý hàng rời. Cảng Kobe từng là một trong những cảng biển bận rộn nhất trên thế giới. Cảng Kobe hỗ trợ thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển của khu công nghiệp Hanshin, làm tăng trưởng ngành công nghiệp và kinh tế của Nhật Bản. Các công ty sắt thép và đóng tàu cũng tập trung nhiều tại cảng này vì vị trí chiến lược của nó.

Các mặt hàng xuất khẩu chính tại cảng là ô tô, máy móc thiết bị, nhựa tổng hợp, sơn, thuốc nhuộm, …. Các mặt hàng nhập khẩu chính là quần áo, giày dép, hóa chất, than, đồ dùng cá nhân,….

Giá cước và lịch tàu vận chuyển:

  Hai Phong – Kobe Hochiminh – Kobe Đà Nẵng – Kobe
Cước vận chuyển $585/ 20’DC $360/ 20’DC $450/ 20’DC
ETD Thứ Hai/Thứ Ba Mon/Thu Sun mon
Thời gian quá cảnh 22-24 ngày 15-24 ngày 26-28 ngày

 

3. Cảng Nagoya

Cảng nằm ở vinh Ise, đây là cảng thương mại lớn nhất với diện tích khoảng 82 triệu m2 và là cảng bận rộn nhất của Nhật Bản, xử lý hơn 10% tổng thương mại quốc tế của xứ sở hoa anh đào. Nơi đây đang được đặt trụ sở chính của ông lớn ngành sản xuất ô tô – Toyota, vì lợi thế này nên cảng này đã trở thành cảng xuất khẩu ô tô lớn nhất Nhật Bản. Công ty này hàng năm xuất khẩu khoảng 1,4 triệu ô tô cho khoảng 160 quốc gia trên thế giới.

Ngày nay cảng Nagoya có giao dịch thương mại tới 150 quốc gia, có khả năng xử lý các loại hàng hóa. Nó được quản lý bởi chính quyền cảng Nagoya. Cảng có 290 bến trải dài hơn 33km, có nhiều nhà kho trải rộng trên 278ha, 53ha không gian lưu trữ có mái che, 74ha kho chứa than,…. Cảng có 4 bến container trải rộng 146ha và 12 cầu cảng , hai trong số các bến này nằm tại bến tàu Tobishima – Bến phía Nam và bến phía Bắc, bến tàu này có năm cần trục và các thiết bị cảng mới nhất để phục vụ cho cảng và nơi đây chủ yếu giao dịch với Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc.

Trung bình hàng năm cảng xử lý 80,7 triệu tấn nhập khẩu và 48,8 triệu tấn xuất khẩu, hàng năm cảng xử lý khoảng 2,5 triệu. Các mặt hàng chính được vận chuyển qua cảng Nagoya là ô tô và phụ kiện ô tô, vật liệu thép, máy móc thiết bị, cao su,…

 

Giá cước và lịch tàu vận chuyển:

  Hai Phong – Nagoya Hồ Chí Minh – Nagoya Đà Nẵng-Nagoya
Cước vận chuyển $385/ 20’DC $250/ 20’DC $295/ 20’DC
ETD thứ hai / thứ ba Mon/Thu thứ hai / thứ sáu
Thời gian quá cảnh 16-23 ngày 16-23 ngày 19-24 ngày
CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH Ở NHẬT BẢN
                                                              Hình 2: CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH Ở NHẬT BẢN

4. Cảng Yokohama

Cảng Yokohama nằm tại thành phố Yokohama thuộc khu vực Kanto.

Nó được thành lập vào năm 1859 và trở thành một trong những cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của xứ sở hoa anh đào, cảng cung cấp các dịch vụ cho các tàu hàng hóa quốc tế và nội địa, một trong những trung tâm quan trọng cho giao thương giữa Châu Á với thế giới.

Hiện nay cảng đang được trang bị những hệ thống hiện đại bậc nhất để xử lý số lượng lớn hàng hóa, cũng đáp ứng được nhu cầu cho các khu công nghiệp lân cận nó.

Cảng chiếm khoảng 30% hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản, hàng năm cảng xử lý khoảng 10-11 triệu TEU, trở thành một trong những cảng biển lớn nhất về tải trọng hàng hóa tại Nhật Bản.

Cảng biển này có diện tích hơn 7,3 nghìn ha và hơn 2,8 nghìn ha diện tích mặt nước.

Bến tàu Honmoku là cơ sở cảng chính bao gồm 14 bến xếp dỡ container và 10 bến hàng tổng hợp.

Bến tàu mới Minami Honmoku được khai trương vào năm 2015. Nơi có 4 bến dài hơn 400m nên có thể tiếp nhận được các con tàu chở container lớn.

Cảng Yokohama xuất khẩu những mặt chủ yếu như ô tô và phụ tùng ô tô, máy móc và những thiết bị công nghiệp, hóa chất và phân bón, thực phẩm và nông sản, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử, …. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại cảng này là dầu mỏ, sắt thép, kim loại, thực phẩm đông lạnh, hàng tươi sống, ….

 

Giá cước và lịch tàu vận chuyển:

  Hai Phong – Yokohama Hồ Chí Minh – Yokohama Đà Nẵng – Yokohama
Cước vận chuyển $260/ 20’DC $595/ 20’DC $445/ 20’DC
ETD Thứ Hai/Thứ Ba Mon/Thu Thứ Hai/Thứ Bảy
Thời gian quá cảnh 17-31 ngày 19-21 ngày 20-28 ngày

 

5. Cảng Osaka

Cảng Osaka nằm ở vịnh Osaka, thành phố Osaka, tỉnh Osaka và đây cũng là một trong những cảng thương mại hàng đầu của Nhật Bản.

Cảng được thành lập từ thế kỷ 19 và ngày nay cảng này là một trong những cảng biển quan trọng nhất thế giới với khối lượng hàng hóa vượt trội và vị trí địa lý đắc địa.

Cảng này có nhiều bến tàu và bến cảng và được chia ra các khu vực khác nhau để xử lý các loại hàng hóa khác nhau bao gồm khu vực container, khu vực hàng nặng và khu vực hàng lỏng, trung tâm logistics và kho bãi.

Cảng có 24 bến container để phục vụ cho hoạt động xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, các bến này đều được trang bị các thiết bị kỹ thuật và thiết bị vận chuyển hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt để phục vụ cho việc vận chuyển và xử lý hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng. Hằng năm cảng này xử lý khoảng 90 triệu tấn hàng hóa, đón nhận và xử lý khoảng 4,3 triệu TEU

Cảng Osaka đa phần xuất khẩu các mặt hàng như các sản phẩm công nghiệp như thiết bị điện tử, máy móc, ô tô, linh kiện ô tô, đồ gia dụng và điện tử tiêu dùng, hàng may mặc và phụ kiện thời trang, các sản phẩm công nghiệp, ….

Cảng này nhập khẩu nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như thực phẩm và nông sản, dầu thô, than, quặng sắt, kim loại, hóa chất, thuốc nhuộm, …

Giá cước và lịch tàu vận chuyển:

  Hai Phong – Osaka Hochiminh – Osaka Đà Nẵng – Osaka
Cước vận chuyển $480/ 20’DC $585/ 20’DC $560/ 20’DC
ETD T3/ T7 Thứ hai Sun mon
Thời gian quá cảnh 18-23 ngày 20-25 ngày 26-28 ngày

 

Đây là các cảng biển lớn tại Nhật Bản mang lại nguồn kinh tế cao cho đất nước. Với lợi thế được bao bọc bởi biển nên có rất nhiều cảng biển lớn nhỏ trên cả nước, lợi dụng điểm mạnh này Nhật Bản đã phát triển cảng biển mang lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ cho quốc gia. Hiện nước này đang ngày càng đầu tư nhiều hơn cho các cảng biển, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu các mặt hàng nhất là ô tô, phụ kiện ô tô, linh kiện điện tử, … ra quốc tế; tạo nhiều cơ hội và thúc đẩy mạnh về thương mại quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *