Hợp đồng thương mại (S/C)

Trong bài viết dưới đây mình sẽ trình bày về Hợp đồng thương mại, một trong những chứng từ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình mua bán hàng hóa.

I. Khái niệm Hợp đồng thương mại (Sale Contract)

Trong mua bán quốc tế, hợp đồng thương mại còn được gọi là hợp đồng ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán quốc tế.

Đây thường là một bản hợp đồng thỏa thuận được ký kết bởi hai bên nhưng khác vùng lãnh thổ với nhau. Bên xuất khẩu là người sở hữu hàng hóa, thông qua trao đổi và chuyển giao quyền sở hữu này cho bên mua (hay còn gọi là người nhập khẩu) với một mức giá đã thống nhất trước đó. Bên nhập khẩu có nhiệm vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Tùy theo từng điều kiện thanh toán ban đầu mà việc thanh toán có thể trước khi hàng tới hoặc sau khi người mua đã nhận hàng.

II. Mục đích của hợp đồng thương mại

Mục đích của hợp đồng thương mại là tạo lợi nhuận cho hai bên ký kết. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi cho công ty, doanh nghiệp.

Hợp đồng thương mại thường được ký kết bởi hai bên mua và bán, đôi khi có thể phức tạp hơn khi hợp đồng thương mại còn có thể có nhiều hơn các bên tham gia và bên liên quan được đề cập.

III. Đọc hiểu nội dung chi tiết của hợp đồng thương mại

Khi bạn tham khảo một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế.

Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và được đề cập đến trong hợp đồng thương mại như :

  1. Contract No. thường do bên soạn thảo đặt ra, số hợp đồng thương mại thể hiện gợi nhớ để dễ nhận ra hợp đồng với đối tác nào, khoảng thời gian ký kết,..
  2. Ngày hợp đồng (Date) là ngày bản nháp cuối cùng của hợp đồng, lưu ý rằng ngày hợp đồng không chắc chắn là ngày hợp đồng có hiệu lực pháp lý
  3. Người xuất khẩu (Seller) và người nhập khẩu (Buyer), tại đây ghi cụ thể các thông tin như: Tên công ty (Name), Địa chỉ (Address), Số điện thoại (Tell)…
  4. Commodity: mô tả hàng hóa nói lên đối tượng của hợp đồng, miêt tả chính xác và ngắn gọn đặc tính của hàng bằng các thông tin như: Mô tả hàng hóa (Descriptions), Mã sản phẩm (Model No.), Kích thước (Dimension)…
  5. Quality: phẩm chất hàng hóa thể hiện rõ hơn cho hàng hóa bằng Thương hiệu (Brand), Tiêu chuẩn (Standard), Màu sắc (Color),…
  6. Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng thể hiện trên hợp đồng thương mại bằng Đơn vị (Unit), Trọng lượng tịnh (Net weight), Trọng lượng cả bao bì (Gross weight) hoặc bằng Thể tích (Volume), một số mặt hàng đặc biệt có thể hiện Dung sai (Tolerance) cho phép giao hàng chênh lệch nhất định so với ban đầu
  7. Price: Giá cả được thể hiện bằng Đơn giá (Unit Price), Tổng giá (Total price), Tiền tệ (Currency), Điều kiện giao hàng (Incoterms)
  8. Shipment: Điều kiện giao hàng bao gồm các thông tin về Thời gian giao hàng (Time of shipment), Phương thức giao hàng (Method of shipment), Thông báo việc giao hàng (Notice of shipment),..
  9. Payment: Đề cập tới Thời hạn thanh toán (Time of payment) và Thông tin của ngân hàng thanh toán của bên bán (Bank information),..
  10. Packing (Điều khoản đóng gói): quy định về đóng gói kiện hàng bằng bao bì, thùng, kiện, hoặc bằng container
  11. Marking (Ký mã hiệu) gợi nhớ thông tin cũng như đánh dấu về hàng hóa có Người nhận hàng (Consignee), Số hợp đồng (Contract No.), Cảng tới (Port of discharge)
  12. Warranty (Bảo hành) quy định về Thời gian bảo hành (Period of Warranty), thường sử dụng cho máy móc thiết bị, quy định cách thức bảo hành cung như phạm vi bảo hành
  13. Force maejure (Bất khả kháng) là khi có sự cố bất ngờ xảy ra khiến một trong hai bên không thể tuân thủ hợp đồng thương mại, gây thiệt hại cho đối tác trong trường hợp này được miễn trách nhiệm khi chứng minh được rằng có sự cố bất khả kháng.
  14. Arbitration (Trọng tài) được người mua và người bán tín nhiệm, tổ chức này đứng ra giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
  15. Other conditions: các quy định khác

Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng, tùy trường hợp cụ thể giữa hai bên mua và bán mà hợp đồng thương mại sẽ thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp nhất.

Dưới đây là một mẫu hợp đồng cụ thể, các bạn có thể tham khảo khi đàm phán và soạn hợp đồng với đối tác nước ngoài nhé.