Hóa đơn thương mại (INV)

Trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa và khai báo thủ tục hải quan thì Invoice và packing list là hai chứng từ quan trọng mà trong mọi bộ chứng giấy tờ khai báo đều phải có để bạn tiến hành thanh toán, đóng thuế, khai hải quan. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hóa đơn thương mại hay còn gọi tắt là hóa đơn trước nhé.

I. Khái niệm Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ cơ bản của nghiệp vụ mua bán hàng hóa, tại đây hóa đơn thương mại thể hiện rõ đặc điểm hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng giá trị sản phẩm.

II. Mục đích của Hóa đơn thương mại

Commercial Invoice là chứng từ thương mại được sử dụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, người bán yêu cầu người mua chi trả đúng đủ số tiền đã thỏa thuận ban đầu và ghi trong hóa đơn thương mại cho người bán.

Hóa đơn thương mại còn là cơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu, khi lên tờ khai hải quan sẽ nhập số tiền hóa đơn vào phần mềm khai báo hải quan (nếu thuộc trường hợp phải nộp thuế)

Hóa đơn sẽ là chứng từ đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng cũng như thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu liên quan. Khi khai báo tờ khai hải quan, việc kiểm tra chéo chứng từ này với các thông tin tương ứng trên Vận đơn, Packing list, Thông báo hàng đến… là rất quan trọng và cần thiết.

III. Đọc hiểu nội dung chi tiết của Hóa đơn thương mại

Hình thức hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, không cần thiết phải theo form của Chi cục Thuế hay cơ quan nhà nước nào cả, có thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.

Hóa đơn thương mại có những nội dung cơ bản như sau :

  1. Invoice No. :Số hóa đơn là tên viết tắt hợp lệ do phía người xuất khẩu quy định
  2. Date : Ngày ghi trên hóa đơn, theo thông lệ kinh doanh quốc tế, Invoice thường được lập sau khi hợp đồng được ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading) để phù hợp với bộ chứng từ hàng xuất.
  3. Thông tin người xuất khẩu (Shipper) và thông tin người nhập khẩu (Consignee)
  4. Notify party : là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là consignee (người nhập khẩu) hoặc không phải consignee.
  5. Vesel / Voy: Tên tàu & số chuyến được ghi trên Booking (chứng từ thể hiện việc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển)
  6. Booking No. (Lưu ý rằng có một số hãng tàu có số Booking và số Bill khác nhau)
  7. Container No, Seal: thể hiện số container và số seal gắn với hàng hóa
  8. Port of Loading (Cảng xuất hàng) và Port of Discharge (Cảng nhập hàng)
  9. Description of goods: Mô tả hàng hóa, có thể có Mã phân loại hàng hóa (HS code), tại đây cần miêu tả cụ thể đặc điểm hàng.
  10. Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
  11. Unit Price (Đơn giá)
  12. Tổng tiền bằng số và chữ (Amount & Say total) thường lấy Số lượng nhân Đơn giá.
  13. Incoterms (Điều kiện giao hàng) và Terms of payment (Điều kiện thanh toán)

Incoterms thường đi kèm với địa điểm nhất định mà mỗi điều kiện Incoterms tương ứng với trách nhiệm của bên mua và bên bán trong quá trình giao hàng.

Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có một số phương thức thanh toán phổ biến như: T/T, L/C, D/A, D/P, trong đó phổ biến nhất là T/T bởi tính chất đơn giản và nhanh chóng và thuận tiện cho hai bên.

Trên đây là những thông tin cơ bản của một hóa đơn thương mại, lưu ý rằng hóa đơn thương mại không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, thông thường sẽ phát hành 1 bản gốc và số bản sao tùy theo sự đồng ý của người nhập khẩu mà phát hành. Các bạn có thể tham khảo mẫu hóa đơn thương mại dưới đây nhé :