FREIGHT FORWARDER ( FORWARDER) LÀ GÌ?

FREIGHT FORWARDER ( FORWARDER) LÀ GÌ?

I. Freight forwarder ( Forwarder) là gì? Tại sao và khi nào cần có Freight forwarder ( Forwarder)?

1. Freight forwarder ( Forwarder) là gì?

Freight forwarder ( Forwarder) là một thuật ngữ dùng để chỉ những người, những công ty giao nhận vận tải. Tức là những đơn vị trung gian tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên qua để có thể vận chuyển các lô hàng này đến tay người nhận hàng thông qua đường biển, đường hàng không…

2. Tại sao cần có Freight forwarder ( Forwarder)?

Đối với thương mại quốc tế, việc giao dịch giữa người mua và người bán rất rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro chứ không đơn giản như việc mua bán và giao nhận hàng hóa như thông thường do đặc tính là người mua và người bán cách xa nhau về địa lý, sự khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, thói quen thương mại của mỗi nước.
Chuyên môn của Freight forwarder ( Forwarder) là giao nhận vận tải, nên chắn chắn rằng họ sẽ dễ dàng thực hiện các công việc chuyên môn của mình hơn bạn từ việc lựa chọn hãng tàu, hãng hàng không, lịch tàu, giá cả.
Đối với hàng lẻ LCL, bạn không thể sử dụng trực tiếp dịch vụ của hãng tàu, vì đa số hãng tàu chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển cho hàng nguyên container, chỉ có Freight forwarder ( Forwarder) cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng đóng thành hàng nguyên container và vận chuyển đến cảng đích.
Trường hợp hàng của bạn cần giao cho những người nhận hàng nằm sau trong đất liền, hoặc thậm chí là quốc giá đó nằm sau trong lục địa phải qua nhiều quốc gia khác thì thường các Freight forwarder( Forwarder) sẽ cung cấp dịch vụ này. ( Nhiều hãng tàu chỉ cung cấp dịch vụ cảng biển ( port) đến cảng biển (port), cảng biển ( port) đến cảng khô ( ICD)…nhưng sẽ không linh hoạt như Freight forwarder ( Forwarder).

3. Khi nào bạn cần có một Freight forwarder ( Forwarder)?

Như đã đề cập một chút ở phần trên, bạn cần Freight forwarder ( Forwarder) khi:
• Khi bạn cần vận chuyển, đặt chỗ – lấy booking hàng lẻ LCL.
• Khi bạn cần giao hàng cho người nhận sâu trong đất liền.
• Khi bạn gặp bất đồng về ngôn ngữ, không tin tưởng người mua hàng…
• Tiết kiệm chi phí: Nếu lượng hàng của bạn nhỏ, việc lấy giá vận chuyển trực tiếp từ hãng tàu sẽ không cạnh tranh bằng giá Freight forwarder ( Forwarder) lấy từ hãng tàu. Tất nhiên là họ cũng phải công thêm một phần lợi nhuận của họ trong đó. Nhưng kể cả giá có như nhau, thì dịch vụ bạn nhận tư Freight forwarder ( Forwarder) chắc chắn sẽ hơn từ các hãng tàu.
• Tiết kiệm thời gian: khi công ty bạn ít nhân lực, không có bộ phận chuyên lo các công việc liên quan đến vận chuyển. Việc vừa bán hàng vừa lo vận chuyển hàng hóa sẽ làm mất thời gian của bạn. Thời gian của chúng ta là hữu hạn, hãy sử dụng nó trong thế mạnh của bạn là bán hàng, mang lại nhiều doanh số. Việc vận chuyển hãy để cho Freight forwarder ( Forwarder) vì đó là chuyên môn của họ. Tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán hàng sẽ luôn là giải pháp tốt hơn là cắt giảm chi phi.

II. Những dịch vụ Freight forwarder ( Forwarder) giúp bạn thực hiện?

Thông thường các Freight forwarder ( Forwarder) sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ để có thể đưa hàng từ tay người gửi đến tay người nhận như:
• Đóng gói hàng hóa, đóng kiện, đóng pallet.
• Thông quan hàng hóa.
• Vận chuyển hàng đến cảng hay từ cảng về kho của bạn.
• Vận chuyển hàng hóa từ cảng đến cảng hoặc từ cảng đến tay người nhận…
• Thậm chí, nhiều công ty tham gia vào chuỗi cung ứng của khách hàng, giúp khách hàng theo dõi PO, khấu trừ nguyên phụ liệu ( đối với hàng gia công, sản xuất, xuất khẩu…)
• Các dịch vụ khác: chứng thư, kiểm tra, kiểm hóa…

III. Những lưu ý khi chọn Freight forwarder ( Forwarder)

1. Tại sao phải chọn Freight forwarder ( Forwarder) tốt

Quá trình vận chuyển của bạn liên quan trực tiếp đến lợi nhuận bán hàng, nếu:

  • Bạn không được tư vấn cụ thể khiến bạn không được hưởng ưu đãi thuế.
  • Hàng của bạn xảy ra sai sót trong SI/ SHIPPING INSTRUCTION, trouble hải quan, hay hư hỏng, Freight forwarder ( Forwarder) không hỗ trợ bạn xử lý….
  • Bạn bán hàng nhưng không thu được tiền hàng do được tư vấn về rủi ro…
    Tất cả các vấn đề trên đều khiến bạn bị LỖ, bị mất hàng…kéo theo đó là mất thời gian, công sức để xử lý khi có trouble xảy ra, chính vì vậy hãy lựa chọn cho mình một Freight forwarder ( Forwarder) đủ tốt.

2. Tiêu chí lựa chọn Freight forwarder ( Forwarder) phù hợp

• Thông tin công ty rõ ràng: có website, có địa chỉ văn phòng, email có thể hiện thông tin liên hệ, có trên danh bạ công ty…
• Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ có phù hợp với loại hàng của bạn không?
• Cách báo giá rõ ràng, cách họ tư vấn cho bạn.
• Cách họ giúp, hỗ trợ bạn xử lý khi có vấn đề xảy ra.
• Giá cả có phù hơp với quỹ ngân sách dành cho vận chuyển của bạn hay không.

NOTED Freight forwarder ( Forwarder) :

Chúng ta vẫn luôn biết rằng, giá cả đi kèm chất lượng. Bạn không thể muốn giá rẻ nhưng dịch vụ phải tốt. Hãy xây dựng cho mình một tiêu chí riêng để đánh giá và lựa chọn một Freight forwarder ( Forwarder) phù hợp với ngân sách của bạn nhưng vẫn đủ để giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển. GIÁ TRỊ HÀNG HÓA luôn luôn cao hơn rất nhiều chi phí vận chuyển.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *