THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU ( Phần 3)

THỦ TỤC NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU

Phần 3 – Đóng hàng và Vận Chuyển

Tùy thuộc điều kiện mua bán là gì mà trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển sẽ thuộc về người mua hoặc người bán.

Cho dù, trách nhiệm vận chuyển thuộc về bên nào thì bạn cũng nên theo dõi sát lô hàng của bạn, vì mọi giai đoạn đều sẽ khiến bạn ở rất gần hay ra xa khỏi bảng dự trù chi phí nhập khẩu hàng hóa của bạn, từ đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đến lợi nhuận của bạn.

 

1/ Đóng hàng.

a) Lí do cần phải theo dõi việc đóng hàng.

  • Lô hàng đầu tiên, Hải Quan thường kiểm tra thực tế hàng hóa, bạn cần nắm sơ bộ:
  • Nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
  • Quy cách đóng gói và sắp xếp hàng hóa trong container để phục vụ quá trình kiểm hóa được an toàn và thuận lợi hơn.
  • Trong quá trình vận chuyển. hàng hóa thường sẽ được nâng lên hạ xuống, va đập…nên người bán cần phải đảm bảo rằng việc đóng hàng hóa đủ đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
  • Tránh tình trạng phát sinh chi phí sửa container rỗng sau khi bạn nhận hàng tại Việt Nam.
  • Bạn có thể tham khảo nhãn mác hàng hóa nhập khẩu tại: …..

b) Cách thức thực hiện.

Thông thường, người bán sẽ là người am hiểu về hàng hóa nhất ( – vì họ là người sản xuất hoặc là người tiếp xúc thực tế hàng hóa), nên việc sắp xếp hàng hóa sao cho an toàn .

  • Trước khi đóng hàng: Yêu cầu người bán gửi trước cho bạn hình ảnh hàng hóa, quy cách đóng gói hàng: Để nắm thông tin về nhãn mác hàng hóa, số lượng…kịp thời điều chỉnh theo đúng quy định nhà nước.
  • Yêu cầu người bán chụp hình:
  • Tình trạng container trước khi đóng hàng.
  • Tình trạng hàng hóa trước khi đóng hàng.
  • Hàng hóa sau khi đã đóng vào container.
  • Hàng ảnh container đã được khóa seal ( rõ số seal)
  • Đối với lô hàng nhiều mặt hàng: Nến sắp mỗi loại 1 cục hàng ở cửa container để thuận tiện cho quá trình kiểm hóa.

2/ Chứng từ lô hàng.

a) Lí do cần theo dõi chứng từ lô hàng.

  • Tất cả chứng từ chính thức của lô hàng cũng sẽ được phát hành ở giai đoạn này, nên bạn cũng cần kiểm tra thật kỹ trước khi đồng ý phát hành chính thức. Vì sau giai đoạn này, mọi sự chỉnh sửa chứng từ có thể làm phát sinh chi phí.
  • Nhằm phục vụ cho quá trình thông quan hàng hóa được thuận tiện.
  • Những chứng từ bao gồm:
  • Bill vận chuyển ( Bill of lading)
  • Invoice, Packing lits
  • C/O
  • Chứng từ khác ( giấy chứng nhận….).

b) Cách thức thực hiện.

  • Yêu cầu các bên liên quan thông báo cho bạn về: thời điểm có chứng từ nháp để kiểm tra, hạn chót chỉnh sửa, thời điểm phát hành chính thức, thời điểm chứng từ gốc được gửi về văn phòng của bạn.
  • Kiểm tra kỹ chứng từ: chứng từ phải thống nhất về mặt thông tin từ tên/ địa chỉ người mua người bán, tên hàng, số lượng, số invoice…
  • Yêu cầu sự hỗ trợ kiểm tra chứng từ từ đơn vị vận chuyển của bạn ( vì họ thường là những người đã có kinh nghiệm)

3/ Theo dõi vận chuyển.

a) Lí do cần theo dõi vận chuyển.

  • Sắp xếp thanh toán số tiền hàng còn lại.
  • Giám sát việc giải phóng hàng hóa kịp thời trước khi tàu cập0
  • Kịp thời sắp xếp nhân sự để thông quan hàng hóa và nhận hàng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo của bạn.

b) Cách thực hiện việc theo dõi vận chuyển.

  • Dựa trên lịch trình khi lấy booking.
  • Và yêu cầu công ty vận chuyển của bạn cập nhật lịch trình liên tục cho bạn.

 

Mời bạn đọc bài viết tiếp theo THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU_ Phần 4 – Thủ tục hải quan nhập khẩu và nhận hàng.


Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa …
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *