THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU – Phần 2: Mua hàng

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu- Phần 2 Mua hàng

Phần 2: Mua hàng.

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu các công việc cần phải thực hiện trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa.

Các bạn có thể tham khảo lại bài viết tại đường link:

https://vanchuyenduongbien.vn/cuoc-phi-van-chuyen/nhap-khau/thu-tuc-nhap-khau-hang-hoa-lan-dau-phan-1/

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giai đoạn mua hàng nhé.

1.   Tìm kiếm nhà cung cấp.

Việc tìm kiếm được một nhà cung cấp tốt có thể cho bạn được lợi thế về giá, cũng như là về chất lượng sản phẩm, từ đó giúp bạn có được vị thế tốt hơn khi tham gia thị trường.

Hiện nay, một số cách tìm kiếm nhà cung cấp:

Cách 1 – Tìm kiếm nhà cung cấp qua kênh hội chợ.

Bạn có thể tham gia các buổi hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước hoặc nếu có điều kiện hơn bạn có thể tham gia các buổi hội chợ ở nước ngoài, nước mà bạn có ý định mua hàng.

a) Ưu điểm :

  • Tiếp cận được nhà cung cấp trực tiếp.
  • Có thể tận mắt kiểm tra sản phẩm.

b) Nhược điểm:

  • Nếu tham gia hội chợ trong nước: thông tin sẽ bị hạn chế, do chỉ tiếp cận được những doanh nghiệp tham gia hội chợ thôi.
  • Tham gia hội chợ tại nước ngoài: Chi phí cao.

Cách 2 – Tìm kiếm nhà cung cấp qua công cụ tìm kiếm Google.

Kênh này đang được phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng, bạn chỉ cần gõ những từ khóa thích hợp để tìm kiếm thông tin nhà cung cấp.

a) Ưu điểm :

  • Chi phí thấp.
  • Tiếp cận được nhiều thông tin.
  • Thời gian linh hoạt, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thực hiện được.

b) Nhược điểm:

  • Vì lượng thông tin lớn, nên mất khá nhiều thời gian để lọc danh sách, cũng như tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Khó xác minh thông tin người bán cũng như chất lượng hàng hóa.

Cách 3 – Cách tìm kiếm nhà cung cấp qua các kênh mạng xã hội.

Tùy thuộc vào thị trường mà bạn muốn nhập khẩu, bạn cần phải tìm hiểu xem quốc gia đó sử dụng loại mạng xã hội nào phổ biến?

Hai mạng xã hội phổ biến hiện nay là: Facebook & Linkedin.

a) Ưu điểm:

  • Chủ động hơn các cách khác.
  • Có thể tìm đúng chính xác PIC dựa trên chức danh công việc người đó nắm trong công ty.

b) Nhược điểm.

  • Khó xác minh thông tin người bán cũng như chất lượng hàng hóa.

Cách 4 – Tìm kiếm nhà cung cấp qua các trang thương mại điện tử B2B.

Thuật ngữ ” trang thương mại điện tử” chắc không còn xa lạ với các bạn nữa rồi, tuy nhiên các trang TMĐT mà chúng tôi nhắc đến ở đây là các trang TMĐT B2B (Business to Business), được phân biệt với B2C (Business to Customer).

Các trang thương mại điện tử B2B phổ biến hiện nay dành cho việc xuất nhập khẩu có thể kể tới như: Alibaba, E21c, Tradekey, Go4worldbusiness, Tradeindia, Indiamart,..

Và còn rất nhiều các kênh khác và những kênh dành riêng cho các ngành hàng khác nhau mà bạn có thể tham khảo thêm từ các bài viết khác.

a) Ưu điểm:

  • Lượng thông tin lớn.
  • Các nhà cung cấp đều phải xác minh tài khoản.
  • Có thể so sánh giá cả của nhiều nhà cung cấp.

b) Nhược điểm:

  • Vì lượng thông tin lớn, nên mất khá nhiều thời gian để lọc danh sách, cũng như tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Khó xác minh thông tin người bán cũng như chất lượng hàng hóa.

Cách 5 – Cách tìm kiếm nhà cung cấp qua dữ liệu xuất nhập khẩu.

Đây là một cách không thực sự chính thống nhưng nhìn trên góc độ công bằng cạnh tranh của thị trường thì cũng có thể xếp vào một kênh tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả cao.

a) Ưu điểm.

  • Có thể lấy được nhiều thông tin cần thiết như: mặt hàng, ngành hàng, trong đó có thông tin khá chi tiết về tên công ty xuất khẩu, mặt hàng nhập khẩu, giá bán, điều kiện giao hàng,…

b) Nhược điểm:

  • Khó tìm được nguồn dự liệu xuất nhập khẩu chất lượng.

2.   Nhập hàng mẫu và kiểm tra hàng mẫu.

Tiếp theo, sau khi đã tìm được nhà cung cấp đáp ứng được những tiêu chí của bạn rồi, bạn cần phải nhập hàng mẫu về để kiểm tra xem thật sự chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp chào bạn có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không.

– Nguyên tắc là:

  • Nên nhập mẫu từ 2-4 nhà cung cấp trong số những nhà cung cấp tốt nhất mà bạn chọn ra để lấy mẫu.
  • Một vài loại sản phẩm nhà cung cấp sẽ miễn phí mẫu cho bạn, bạn chỉ mất chi phí vận chuyển về thôi, nhưng có một số sản phẩm thì bạn phải trả tiền mẫu.
  • Việc nhập hàng mẫu về kiểm tra sẽ không phù hợp với một số mặt hàng như: hàng giá trị cao, hàng máy móc.

3.   Ký hợp đồng mua bán.

Thông thường giai đoạn ký hợp đồng mua bán nên được thực hiện sau khi:

  • Bạn đã kiểm tra đầy đủ về chính sách mặt hàng, thủ tục, giấy tờ cần thiết để đảm rằng hàng hóa có thể thông quan nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Bạn đã kiểm tra được hàng mẫu và xác minh được thông tin nhà cung cấp.
  • Giá mua bán, điều kiện Incoterm sử dụng.
  • Các chi phí tiềm ẩn có thể phát sinh ở mỗi giai đoạn.
  • Thời điểm thanh toán ( thời điểm thanh toán tiền cọc, tỷ lệ thanh toán, thời điểm thanh toán số tiền còn lại)…

4.   Thanh toán ứng tiền.

  • Thông thường, các nhà cung cấp đều yêu cầu bạn tạm ứng tiền hàng sau khi ký hợp đồng mua bán và trước khi họ bắt đầu sản xuất.
  • Tỉ lệ phần trăm thường là 30-40% trị giá lô hàng, tùy thuộc vào quay trình thương lượng của bạn khi bạn ký hợp đồng. Tỉ lệ này nên càng thấp càng tốt.

Mời bạn tìm hiều tiếp bài viết: THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU – Phần 3: Đóng hàng và vận chuyển.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *