NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)

NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)

Trong bài trước, chúng ta đã nói về những trường hợp phát sinh trong vận đơn rất cơ bản, bài này chúng tôi sẽ đề cập đến nhưng case phức tạp hơn chút.
Chúng ta cần tìm hiểu và chuẩn bị phương án xử lý trước để đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra nhé.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L

IV. TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L SAI XÓT ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG

a. Hàng đã đến cảng đích và chưa mở tờ khai hải quan nhập khẩu, người nhận hàng từ chối nhận hàng

Người mua hàng đã từ chối nhận hàng, trường hợp này sẽ làm phát sinh 2 vấn đề
(1) Không tìm được người mua hàng mới: trường hợp này chúng ta sẽ có bài chia sẻ trong các chuyên đề sau.
(2) Tìm được người mua hàng mới:

  • Để thực hiện được việc sửa vận đơn trong trường hợp này, đầu tiên bạn cần một xác nhận của người mua hàng cũ rằng họ từ chối không muốn nhận hàng tiếp. ( thông thường là dưới dạng văn bản).
  • Bạn dưa vào công văn đấy để yêu cầu công ty vận chuyển sửa bill với tên người nhận hàng mới.
  • Chi phí phát sinh và thời gian chỉnh sửa thường mất thời gian vì thông thường người bán và người mua cũ sẽ mất một khoảng thời gian tranh chấp, cũng như người bán mất thời gian để tìm kiếm người mua mới. Đồng thời, chi phí lưu container, lưu bãi, lưu kho sẽ phát sinh theo.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)

b. Hàng đã đến cảng đích và đã mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Những chỉnh sửa giai đoạn này thường sẽ gặp phải sự nghi ngờ cao của hải quan nhập khẩu. đặc biệt những chỉnh sửa liên quan đến số lượng/ mô tả hàng hóa/ Hs code. Hải quan nhập khẩu có cơ sở để nghi ngờ đến tính minh bạch của hàng hóa.
Một vài trường hợp còn yêu cầu chuyển kiểm hóa.

Tóm lại, mọi sai sót được phát hiện sau deadline ( thời gian chỉnh sửa) vận đơn B/L đều khiến bạn phát sinh chi phí, tùy vào mức độ chỉnh sửa ở giai đoạn nào và nội dung chỉnh sửa là gì.

c. Thất lạc bộ vận đơn gốc Original B/L

Đây là một trong những trường hợp phát sinh hi hữu mà có thể bạn sẽ gặp khi sử dụng vận đơn gốc. Vậy làm như thế nào nếu bạn bị mất bộ vận đơn B/L gốc này?
Đầu tiên, bạn cần liên hệ với công ty vận chuyển để thông báo về việc mất vận đơn B/L)gốc. Công ty vận chuyển sẽ tiếp nhận thông tin và thông báo với đại lý đầu người nhập khẩu và yêu cầu đại lý này thông báo, kiểm tra lại với người nhập khẩu.
Sau khi các thông tin được kiểm tra đã chính xác, người vận chuyển sẽ yêu cầu người gửi hàng làm một công văn xác nhận việc mất vận đơn gốc đồng thời cam kết trách nhiệm cũng như miễn trừ trách nhiệm của công ty vận chuyển trong trường hợp tranh chấp vận đơn gốc, tranh chấp hàng hóa.
Sau khi nhận được cam kết này, thường các công ty vận chuyển sẽ thu tiền và cấp lại bộ vận đơn gốc.
Tuy nhiên việc xử lý khá mất thời gian, đặc biệt là nếu bạn đi hàng trực tiếp với các hãng tàu làm kéo dài thời gian nhận hàng, phát sinh chi phí lưu cont, lưu bãi và tiềm ẩn tranh chấp hàng hóa.

Noted: Nếu vận đơn B/L gốc là vận đơn vô danh, bạn đang đối mặt với rủi ro MẤT HÀNG CỰC CAO. Những trường hợp này, bạn cần ngay lập tức liên hệ với công ty vận chuyển để xử lý gấp.

V. TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L ĐỐI VỚI LÔ HÀNG L/C

Thông tin thể hiện trên vận đơn B/L phải phù hợp với thông tin yêu cầu trên L/C, nên nếu lô hàng của bạn áp dụng hình thức thanh toán L/C, bạn cần kiểm tra thật kỹ vận đơn và gửi ngân hàng kiểm tra, yêu cầu phản hồi lại trong deadline sửa bill. Nếu không kiểm tra kỹ vận đơn, mỗi sai sót bạn có thể trả phí sửa bill để phù hợp vận đơn B/L, hoặc sửa L/C để đúng thông tin trên vận đơn B/L. Các thông tin liên quan:

NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)
  1. Người gửi (shipper), người gửi ( consignee), người được thông báo ( Notify party)
  2. Cảng xếp (POL), cảng dỡ (POD), điều kiện chuyển tải…
  3. Mô tả hàng hóa ( Goods), ký mã hiệu ( Marking), số lượng ( Quantity), số kiện ( Packages), trọng lượng ( weight)…
  4. Số bản được xuất trình.
  5. Loại vận đơn: đã xếp lên tàu ( On board)…
  6. Số L/C và ngày phát hành L/C
  7. Ngày giao hàng ( date of shipment), ngày ký phát vận đơn ( date of issue)
  8. Chữ ký của người chuyên chở, tư các pháp lý của người ký ( as carrier)…

Đối với quản trị rủi ro thì điều tiên quyết đầu tiền đó là “ DO RIGHT IN THE FIRST TIME
và luôn luôn phải nhớ: “CHECK – RECHECH – DOUBLE CHECK !!!

*Bài Viết Liên Quan
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 1)
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH TRONG VẬN ĐƠN B/L (Phần 2)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *