VẬN ĐƠN THEO LỆNH (TO ORDER BILL OF LADING)

VẬN ĐƠN THEO LỆNH (TO ORDER BILL OF LADING)

Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về House Bill Of Lading cũng như chức năng, công dụng của HBL rồi, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về VẬN ĐƠN THEO LỆNH (TO ORDER BILL OF LADING) nhé. Vận đơn theo lệnh là một trong những loại vận đơn hay gặp trong vận tải quốc tế. Theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người đứng ở mục To order of bằng cách người này ký hậu đằng sau vận đơn tên người nhận hàng. Người đứng ở mục To order of có thể là một người đích danh nào đó, một ngân hàng phát hành L/C, hay chính là người gửi hàng shipper.

I. To Order Bill of Lading là gì?

Vận đơn theo lệnh (To order bill of lading) là vận đơn mà hàng hóa trên vận đơn sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn nhằm ràng buộc quyền sở hữu lô hàng để đảm bảo việc thanh toán phải xảy ra.

II. Cách sử dụng To Order Bill of Lading?

Vận đơn theo lệnh (To Order Bill of Lading) thường được sử dụng khi: giá trị lô hàng lớn, các đối tác buôn bán lần đầu hoặc là chưa đủ sự uy tín. To Order Bill of Lading ràng buộc quyền sở hữu lô hàng để đảm bảo việc thanh toán phải xảy ra. Mức độ ràng buộc cũng phụ thuộc hàng
(a) To order of importer: Khi consignee ràng buộc lô hàng

Ví dụ:

Công ty A: Người bán – người xuất khẩu ở China

Công ty B: Người mua- người nhập khẩu ở Việt Nam

  • Công ty C: Bên mua hàng của công ty B tại Việt Nam.
  • B muốn C nhận hàng trực tiếp ở cảng nên yêu cầu A ghi mục Consignee: “To order of B” còn C là được ghi ở mục Notify Party.
  • Khi hàng đến cảng, B ký hậu lên vận đơn thì C mới đến hãng tàu nhận hàng được (thường C phải thanh toán tiền hàng cho B xong thì B mới ký hậu chuyển nhượng B/L).

(b) To Order of Shipper: Khi Shipper ràng buộc lô hàng.

  • Công ty xuất khẩu A: không muốn giao hàng trước vì sợ công ty nhập khẩu B không trả tiền sau khi nhận hàng.
  • Công ty nhập khẩu B: không muốn chuyển tiền trả trước vì sợ công ty xuất khẩu A sẽ không giao hàng sau khi nhận tiền
  • Lúc này sử dụng phương án vận đơn theo lệnh của shipper, sau khi hàng lên tàu, A gửi bản scan bill gốc cho B qua email. B xác nhận thông tin lô hàng với công ty vận chuyển và chuyển tiền thanh toán cho A. Sau khi nhận tiền, công ty xuất khẩu A ký hậu chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho công ty nhập khẩu B và gửi toàn bộ bộ B/L gốc cho B

Ví dụ:

(c) To Order of issuing bank: Khi ngân hàng mở L/C ràng buộc lô hàng

  • Công ty nhập khẩu B mở L/C, L/C sẽ được ngân hàng chuyển bản gốc đến công ty xuất khẩu A.
  • Sau khi tàu chạy, đến thời gian giao hàng theo quy định trên hợp đồng, công ty xuất khẩu A tiến hành giao hàng cho công ty nhập khẩu B bằng cách xuất trình chứng từ bao gồm cả B/L gốc thanh toán L/C cho ngân hàng.
  • Khi hàng đến, công ty B phải tiến hành các thủ tục thanh toán cho ngân hàng thì lúc này ngân hàng mở L/C mới ký hậu vận đơn để chuyển quyền nhận hàng cho công ty B (việc này nhằm đảm bảo ngân hàng không có rủi ro trong việc thu tiền hàng từ B và thanh toán cho A).

Ví dụ:

III. Cách kí hậu chuyển nhượng To Order Bill Of Lading

  • Ký hậu (Endorsement) là việc người chủ hàng ký vào mặt sau (gọi là kí hậu) của B/L gốc, rồi chuyển giao B/L gốc đó cho người được chuyển nhượng, người thụ hưởng mới nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
    Có các loại ký hậu sau:
(1) Straight Endorse: Ký hậu đích danh.
  • Shipper:                 A
  • Consignee:           To order of B
  • Endorsement:       “Delivery to C”

Trong tình huống người ký hậu không có người nhận hàng tiếp theo do không chuyển nhượng lô hàng mà bất đắc dĩ chính mình lại là người nhận hàng thực sự thì chỉ cần ký và đóng đấu mà không ghi câu lệnh hoặc có thể ghi câu lệnh “Delivery to myself – Giao hàng cho chính tôi”

(2) To order Endorse: Ký hậu theo lệnh.

Trong tình huống:

  • Người ký hậu không có người nhận hàng tiếp theo.
  • Là người nhận hàng cuối cùng.
    Thì chỉ cần ký và đóng dấu mà không ghi câu lệnh hoặc có thể ghi câu lệnh “Delivery to myself – Giao hàng cho chính tôi”
(3) Blank Endorse: Ký hậu để trống
  • Người ký hậu chỉ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn nhưng không ghi câu lệnh kèm theo.
  • Việc ký hậu này cho phép bất kỳ người nào cầm vận đơn sau khi đã được ký hậu đều có quyền nhận hàng. Đây là cách đơn giản hóa của việc ký hậu đích danh khi người ký hậu chỉ muốn ký và đóng dấu mà không muốn mất thời gian ghi thông tin chi tiết của người được ký hậu.
    Tuy nhiên, nó cũng rủi ro trong trường hợp người nào đó nhặt được bộ B/L ký hậu để trống này, họ có thể liên hệ Forwarder/ công ty vận chuyển, xuất trình bộ B/L gốc và nhận hàng.

IV. Kết luận

Việc nhận diện được ” Vận đơn theo lệnh” (To Order Bill of Lading) và kiểu ký hậu là vô cùng quan trọng đối với các công ty vận chuyển/logistics. Vì bạn sẽ biết được chính xác người bạn cần giao hàng là ai.
Nếu không nắm được thông tin này, rất có thể bạn có thể mắc phải sai lầm khi giao hàng, dẫn đến những tranh chấp về quyền sở hữu hàng hóa, tiền hàng cần thanh toán…
Hãy chỉ động bổ sung kiến thức để luôn luôn làm đúng, làm đủ, một khi rắc rối xảy ra, bạn tự tin rằng mình đã xử lý đúng.

Chúc bạn thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *