HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 2)

HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 2)

Như đã đề cập ở bài trước, Nội dung phần II của HOUSE BILL OF LADING là phần rất quan trọng, vì nó thể hiện thông tin hàng hóa của bạn. Người vận tải sẽ dựa vào thông tin này để nhận, vận chuyển và bàn giao đúng số lượng, đúng hàng hóa cho người nhận, đồng thời người nhận hàng sẽ dựa vào đây để theo dõi việc hoàn thành hợp đồng mua bán, và mốc để thanh toán cho người bán.

Cụ thể sẽ như sau:

II. Mô tả hàng hóa trên HBL

Phần này thể hiện tất cả các thông tin trên HBL theo lời khai trên SHIPPING INSTRUCTION của shipper.

  1. Marks/ shipping mark: Nhãn dán bên ngoài kiện, thông thường hàng LCL cần thể hiện thông tin này để phân biệt các chủ hàng với nhau.
  2. Container/ Seal No: Số cont, số seal của lô hàng, nếu là hàng LCL thì không nhất thiết phải thể hiện
  3. No. of PKGs or Container/ Quantity: Số lượng hàng hóa, thể hiệ số lượng outside của hàng hóa.
  4. Description of goods: Mô tả hàng hóa, tên hàng, có thể thể hiện thêm chức năng, màu sắc, Hs code…
  5. Gross weight: Khối lượng hàng hóa, nếu là hàng LCL, sẽ bao gồm khối lượng hàng + vỏ kiện, thùng.
  6. Measurement: Số khối, với hàng LCL nó sẽ là số khối thể hiện sau khi được nhân viên kho CFS đo thực tế và xác nhận bằng biên bản nhập kho.
  7. Shipper pack, count and seal (Các điều khoản ràng buộc shipper)
  8. According to the declaration of the shipper (Các điều khoản ràng buộc shipper)
  9. On board date: Ngày tàu chở lô hàng khởi hành.

III. Thông tin cước vận chuyển/ loại bill/ ngày, nơi phát hành trên HBL

Thể hiện các điều khoản về thanh toán cước vận chuyển, loại vận đơn cũng như địa điểm, ngày phát hành vận đơn trên HBL

  1. Freight rate/ Type of chargeCước trả trước – do shipper trả ( Freight prepaid) hay cược trả sau – do Consignee trả ( Freight collect)
  2. Freight payable at: Địa điểm trả cước, tùy thuộc vào cược trả trước hay trả sau.
  3. No of original B/Ls: số lượng bill gốc, nếu lô hàng là bill gốc thì thể hiện ở đây là 3, nếu là bill surrender thì  thể hiện là 0.
  4.  Place & date of issue: địa điểm và ngày phát hành vận đơn
  5.  Signature and stamp: Nếu là vận đơn gốc, công ty Forwarder cần kí và đóng dấu ở mục này

IV. On the back trên HBL

Mặt sau B/L ( Back) là những quy định có liên quan đến vận chuyển do Forwarder in sẵn, người gửi hàng không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhập nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người  chuyên chở, điều khoảm miễn trách của người chuyên chở…

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển
Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:
– Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là : + Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules – 1968) Nghị định thư năm 1978
– Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978.

Mong rằng sau chuỗi bài viết đã giúp bạn hiểu thật kỹ về các thông tin thể hiện trên HBL, ý nghĩa của chúng. Bài viết sau mình sẽ chi sẻ một vài rủi ro, sai sót của HBL để bạn có thể phòng tránh.

*Bài Viết Liên Quan Đến HOUSE BILL OF LADING
HOUSE BILL OF LADING LÀ GÌ?
HOUSE BILL OF LADING: PHÂN LOẠI HBL
HOUSE BILL OF LADING: CHỨC NĂNG – TÁC DỤNG CỦA HBL
HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 1)
HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 2)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *