HOUSE BILL OF LADING LÀ GÌ?

House Bill Of Lading là gì?

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chúng ta hay nghe thấy thuật ngữ “House bill of lading”, vậy nó là cái gì?

Để giúp các bạn hiểu rõ về tác dụng, cách thức tạo và lưu hành HBL, quyền lợi của những bên được thể hiện trên HBL cũng như người nắm giữ HBL ra sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ qua nội dung bài viết này nhé.

I. House bill of lading là gì?

House bill of lading ( viết tắt là HBL) hay còn gọi là vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải do công ty giao nhận, công ty vận chuyển (Forwarder) lập lên, kí và giao cho người gửi hàng/ chủ hàng (shipper) để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng mua bán giưã người mua và người bán.

II. Tại sao lại có House bill of lading?

Khi bạn sử dụng dịch vụ trực tiếp từ hãng tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn vận chuyển cho bạn, được gợi là Master Bill, nhưng nếu hàng của bạn là hàng LCL, bạn sử dụng dịch vụ của forwarder hay đơn giản là bạn muốn sử dụng dịch vụ của Forwarder hơn là các hãng tàu thì như thế nào? Bạn muốn rằng các công ty Forwarder này cũng phải cung cấp cho bạn một loại chứng từ vẫn đảm bảo được những chức năng như là: một hợp đồng vận chuyển, một biên lai hàng hóa, hay thể hiện được quyền sở hữu hàng hóa của bạn…HBL ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trên.

III. Khi nào House bill of lading được phát hành?

HBL nháp thường được phát hành trước khi tàu chạy để người gửi hàng có thể kiểm tra các thông tin thể hiện đã đúng với yêu cầu của mình hay chưa.

HBL chính thức sẽ được phát hành sau khi tàu chạy, nhưng deadline sửa bill thường sẽ sớm hơn hoặc sau khi tàu chạy tùy vào từng tuyến.

IV. House bill of lading được phát hành ở đâu?

Dĩ nhiên HBL sẽ được phát hành tại nước của người gửi hàng, không nhất thiết là ở cảng xếp. Tức là hàng của bạn xuất từ Hải Phòng, nhưng một công ty Forwarder tại Hồ Chí Minh có thể phát hành HBL cho lô hàng này với “Place and date of issue: Ho Chi Minh, Viet Nam”.

V. Ai là người phát hành House bill of lading.

Như đã đề cập ở trên, HBL được phát hành bởi các công ty giao nhận, công ty vận chuyển (Forwarder).

VI. Quy trình phát hành House bill of lading.

VII. Ưu và nhược điểm của House bill of lading.

Ưu điểm:

Dễ dàng chỉnh sửa bill gốc vì nhà phát hành là công ty forwarder chứ không phải hãng tàu, nên việc chỉnh sửa có thể đáp ứng theo nguyện vọng của shipper.

Những trường hợp mua bán nhiều bên, HBL có thể đáp ứng được nhu cầu không muốn tiết lộ danh tính người bán thực sự và người mua thực sự với nhau.

Đối với những lô hàng mà địa điểm nằm sâu trong đất liền, việc sử dụng bill do hãng tàu cung cấp sẽ không thể hiện được chính xác địa điểm giao hàng đã thỏa thuân của người mua và người bán.

Có thể thương lượng với Forwarder kí lùi bill để đáp ứng hạn L/C cho bạn.

Nhược điểm:

Công ty xuất nhập khẩu không có tư cách pháp lý để có thể kiện hãng tàu nếu có trường hợp bất trắc xảy ra. Do việc thuê tàu hoàn toàn do phía công ty forwarder chủ động nên công ty xuất nhập khẩu chỉ có thể thụ động tin tưởng vào công ty forwarder.

Phát sinh thêm chi phí handling fee.

Chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng, tác dụng của HBL trong bài tiếp theo nhé.

*Bài Viết Liên Quan Đến HOUSE BILL OF LADING
HOUSE BILL OF LADING LÀ GÌ?
HOUSE BILL OF LADING: PHÂN LOẠI HBL
HOUSE BILL OF LADING: CHỨC NĂNG – TÁC DỤNG CỦA HBL
HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 1)
HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 2)


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *