MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 2)

MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 2)

Bài hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về phần A. CẤU TRÚC MÃ HS CODE rồi phải không nào. Tiếp theo mình sẽ giúp mọi người tìm hiểu về CÁC PHƯƠNG THỨC TRA MÃ HS CODE nhé.

B. CÁC PHƯƠNG THỨC TRA MÃ HS CODE

Vì những khó khăn của 6 quy tắc trên, mình xin đưa ra một số cách thức mình đã áp dụng để tìm ra mã HS CODE cho hàng hóa.

1/ Phân tích các tiêu chí quan trọng của HH và dò tìm

Khi cần xác định HS code cho một mặt hàng, cần tìm hiểu các tiêu chí quan trọng sau:
a. Tên gọi của HH
b. Công dụng của SP
c. Chất liệu cấu thành/ Nguồn gốc của SP
d. Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật Rồi dò tìm hàng hóa đó ở Chương nhắm đến

Ví dụ cơ bản
Mặt hàng XNK: Quả Măng cụt
Bước 1: Xác định nguồn gốc của HH là nguồn gốc Thực Vật, là loại quả có hạt
--> Phần II/ Chương 08
Bước 2: Sau khi dò tìm thông tin ở các Nhóm, Phân nhóm, Phân nhóm phụ thì tìm ra tên chính xác quả măng cụt ở mục 08045030
Tips: Việc dò tìm thủ công này sẽ khá mất thời gian và sẽ phù hợp với các HH được nêu đích danh trong bảng mã HS CODE. Còn các trường hợp khó hơn sẽ cần phân tích và điều chỉnh theo tiêu chí quan trọng nhất của tùy từng mặt hàng.

Ví dụ nâng cao
Mặt hàng XNK: Lược chải đầu sử dụng điện
Bước 1: Phân tích tên hàng, công dụng và tính chất của sản phẩm
 Phân vân 2 Chương:

  • Chương 85: Máy điện và thiết bị điện
  • Chương 96: Các mặt hàng khác

Ta tìm thấy 2 Nhóm có thể phù hợp 85.16 và 96.15 như sau:
Nhóm 85.16 : Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ,; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điên làm tóc( ví dụ máy sấy, máy uốn, dụng cụ kẹp uốn tóc)…
Nhóm 96.15: Lược, trâm cài tóc và loại tương tự.. trừ các loại thuộc nhóm 85.16.

Bước 2: Phân tích kỹ hơn về tính chất, cấu tạo sản phẩm

  • Nhóm 96.15 đề cập trực tiếp đến tên sản phẩm: Lược. Nhưng được hiểu là sản phẩm lược bằng cao su, nhựa bình thường, sử dụng tay để chải
  • Nhóm 85.16 chỉ đề cập chung chung đến dụng cụ nhiệt điện làm tóc, mà không nêu cụ thể tên sản phẩm là Lược.

Điểm cần lưu ý: Sản phẩm trong nhóm này đề cập đến là dụng cụ NHIỆT ĐIỆN
--> vậy cần khai thác thêm tính chất của SP này khi sử dụng có NÓNG hay không

i. Nếu Sản phẩm này NÓNG lên khi sử dụng: Áp mã HS CODE Nhóm 85.16.

  1. Khi khai tên hàng thì phải khai kèm theo nguyên lý nhiệt điện của nhóm như sau: Lược chải tóc có tác dụng (làm mềm tóc) bằng NHIỆT sử dụng điện áp …
  2. Khi tìm tiếp 4 số sau của mã HS CODE, ta tra được mã phù hợp: 85.16.32.00: Dụng cụ làm tóc khác

Thuế suất thuế NK: 25%

ii. Nếu Sản phẩm này KHÔNG NÓNG lên khi sử dụng: áp mã HS CODE Chương 96.15.

  1. Khi khai tên hàng thì không đề cập đến vấn đề nhiệt điện
    Ví dụ: Lược chải tóc có tác dụng (làm mềm tóc), sử dụng điện áp….
  2. Khi tìm tiếp 4 số sau của mã HS CODE, ta tra được mã phù hợp: 96.15.19.00: Lược, trâm cài tóc và loại tương tự: Loại khác

Thuế suất thuế NK: 20%

Kết luận: Từ việc chênh lệnh thuế suất thuế NK của các mã HS CODE, ta thấy được tầm quan trọng của việc áp đúng mã. Nếu không nắm rõ tính chất của SP, ta rất dễ bị hải quan yêu cầu áp mã có mức thuế suất cao hơn mà không thể giải trình được.

2/ Dựa theo mã HS CODE code bộ chứng từ cũ

Khi khách hàng đã từng XNK các mặt hàng tương tự trước đó, ta có thể lấy mã HS CODE trên TK cũ để tham khảo.
Cách này khá an toàn vì đã qua được kiểm duyệt của Hải quan lần trước.
Nhưng bắt buộc phải tự kiểm tra lại và bản thân cũng phải đồng ý rằng mã HS CODE trước là hợp lý, nếu cảm nhận mã này không hợp lý thì phải tìm hiểu thêm và xác nhận lại ngay.
Bởi vì tuy cán bộ HQ lần trước đồng ý cho qua thì chưa chắc lần này cũng sẽ như thế, nên nếu bị giải trình thì chúng ta có đủ cơ sở để lý giải với cán bộ HQ.

3/ Hỏi những người có kinh nghiệm

Tham khảo thông tin từ:
– Đồng nghiệp trong công ty
– Bạn bè cùng ngành ngoài công ty
– Thông tin từ nhà cung cấp (cái này xịn nhất ^^)
Có thể kết quả không chính xác hoàn toàn cho mặt hàng của bạn nhưng bạn sẽ có căn cứ để tra cứu ngược lại Chương, Nhóm, Phân nhóm có liên quan và tìm ra mã HS CODE phù hợp cho hàng hóa của mình.

4/ Dựa vào các website để tra cứu mã HS CODE

a. Tra cứu các từ khóa liên quan đến HH trên Google
Phương pháp này có thể cho ra nhiều kết quả, nên sử dụng để tham khảo kết hợp các phương pháp khác để có kết quả chính xác
Ví dụ:
Tra cứu: “Mặt hàng ống nhựa HS code bao nhiêu?”
Kết quả: trả ra rất nhiều kết quả. Và ta cần đọc và chọn kết quả chính xác nhất.
b. Sử dụng file Biểu thuế XNK excel giúp tìm kiếm rất nhanh. Tuy nhiên các file này có thể không được cập nhật kịp thời khiến kết quả thiếu chính xác. Cần đối chiếu lại với thông tin trên Tổng cục HQ
Đã có update Biểu thuế 2020 mới nhất. Khi tra mã HS CODE ta có thể đồng thời tra được các loại thuế suất của HH luôn.
c. Tra cứu bằng sách Biểu thuế XNK bản in. Có thể mất nhiều thời gian, nhưng bạn dễ so sánh, và tra cứu nhiều HH / HH có thông tin phức tạp.
d. Truy cập địa chỉ customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx để tra cứu. Ở đây là thông tin chuẩn. Nhưng sẽ khó bao quát, khó so sánh nhiều kết quả. Dùng để đối chiếu lại sau khi sử dụng các phương pháp trên.

Ở phần sau, phần cuối cùng về series về HS CODE, mình sẽ giới thiệu tiếp với mọi người về phần C. SÁU QUY TẮC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA ĐỂ ÁP DỤNG MÃ HS CODE. Hãy LIKE, COMMENT và SHARE để ủng hộ mình tiếp tục giới thiệu các kiến thức về LOGISTICS đến mọi người nhé <3.

*Bài Viết Liên Quan Đến MÃ HS CODE

MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 1)
MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 2)
MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 3)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *