MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 1)

MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 1)

Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, vì thế việc mô tả hàng hóa bằng ngôn ngữ sẽ xảy đến những khúc mắc do bất đồng ngôn ngữ. Nhưng những con số thì lại khác, nó thống nhất ở tất cả các quốc gia. Chính vì thế nên Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã mã hóa tất cả các loại hàng hóa thành những con số gọi là mã HS CODE – Harmonized Commodity Description and Coding System.

A. CẤU TRÚC MÃ HS CODE

(1) Mã HS code là 1 dãy số thể hiện các mục là :

– Chương
— Nhóm
— Phân nhóm
—- Phân nhóm phụ
Mỗi mục được thể hiện 2 chữ số

(2) Mã HS CODE của hàng hóa sẽ giống nhau trên toàn thế giới đến Phân nhóm (đến 6 chữ số) các số còn lại có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia

Ví dụ:

  • Ở Việt Nam: Mã HS CODE là dãy số có 8 CHỮ SỐ.
    Khi khai báo HQ phải sử dụng đúng mã được ban hành trong Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam tại Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
  • Ở Trung Quốc (và 1 số nước khác): Mã HS CODE là dãy số có 10 CHỮ SỐ
    Chính vì thế khi nhập hàng về Việt Nam, người khai báo có thể tham khảo 6 số đầu của HS code 10 CHỮ SỐ mà nhà cung cấp thể hiện và buộc phải điều chỉnh lại thành HS code 8 CHỮ SỐ cho phù hợp với luật HQ Việt Nam

(3) Hiện nay bảng mã phân loại của Việt Nam có 98 Chương – được chia trong 22 Phần

Trong đó:

  • Chương 98 là chương dự phòng – nghĩa là khi phát sinh mặt hàng mới chưa được xác định mã HS CODE trước đó thì sẽ được sắp xếp vào chương này
  • 22 Phần được chia theo nguồn gốc/ chất liệu chung của 1 nhóm sản phẩm, để ta có thể dễ dàng tra cứu

I. Phương pháp đọc hiểu mã HS CODE

Ví dụ :
HS code Quả măng cụt là: 08045030

  • Chương 08 Quả, vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa
  • – Nhóm 04 Quả chà là, sung, vả, bơ, ổi xoài và măng cụt tươi hoặc khô
  • – – Phân nhóm 50 Quả ổi xoài măng cụt
  • – – – Phân nhóm phụ 30 Quả măng cụt

II. 6 quy tắc phân phân loại hàng hóa để áp mã HS CODE

Mã HS CODE liên quan đến nộp thuế suất Xuất Nhập Khẩu
Nghĩa là với 1 mặt hàng sẽ tương ứng với 1 mã HS CODE tương ứng với 1 thuế suất nhất định
 Do vậy chọn đúng mã HS CODE cho HH là một việc không đơn giản và cần phải có cơ sở giải trình rõ ràng khi cán bộ Hải quan yêu cầu.

SÁU QUY TẮC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA ĐỂ ÁP MÃ HS CODE (tham khảo chi tiết tại phụ lục)

Quy tắc 1: Quy tắc tổng quát chung: Dựa vào thông tin chú giải của từng Phần, Chương để tham khảo
Quy tắc 2:
a/ Chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp, tháo rời
b/ Hỗn hợp, hợp chất
Quy tắc 3:
a/ Cụ thể nhất
b/ Đặc trưng cơ bản
c/ Thứ tự sau cùng
Quy tắc 4: Giống nhất

Quy tắc 5: Bao bì
Quy tắc 6: Áp dụng cho phân nhóm

Tips: Tuy nhiên mình thấy 6 quy tắc này khá dài dòng và đôi khi gây khó hiểu cho người đọc, nhất là với các bạn chưa nhiều kinh nghiệm. Thích hợp để các cơ quan chuyên ngành phân tích, phân loại để tạo ra mã HS CODE cho 1 loại hàng hóa mới.

Ở bài sau, mình sẽ giới thiệu tiếp với mọi người về phần B. CÁC PHƯƠNG THỨC TRA MÃ HS CODE nhé, phần này sẽ rất bổ ích và hữu dụng với tất cả mọi người đấy. Hãy LIKE, COMMENT và SHARE để ủng hộ mình tiếp tục giới thiệu các kiến thức về LOGISTICS đến mọi người nhé <3.

*Bài Viết Liên Quan Đến MÃ HS CODE

MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 1)
MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 2)
MÃ HS CODE – MÃ SỐ HÀNG HÓA (Phần 3)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *