KIỂM TRA, XÁC MINH THÔNG TIN NGƯỜI MUA HÀNG TẠI NƯỚC NGOÀI.

Kiem tra, xac minh doi tac mua hang

*** CÂU HỎI: ” Kiểm tra, xác minh thông tin người mua hàng tại nước ngoài.”

Chào quý công ty!

Hiện tại, mình đang kinh doanh viên nén mùn cưa trong nước, có một số đối tác tìm thấy thông tin của mình trên website hoặc sàn thương mại Alibaba.

Họ có liên hệ với mình để yêu cầu báo giá và đặt hàng viên nén mùn cưa, đa phần mình thấy khách hỏi giá là từ Hàn Quốc và một số là Malaysia,…

Mình cũng đang định phát triển mảng bán hàng cho khách nước ngoài…

Nhưng họ thì ở xa, lại không nói chuyện trực tiếp với nhau bằng tiếng việt được, đa phần mình với họ làm việc qua email và thường mình dùng công cụ google dịch để trao đổi với họ.

Mình khá lo lắng không biết nếu bán hàng cho họ thì việc thanh toán như thế nào, và liệu khi mình giao hàng rồi mà họ không thanh toán cho mình thì phải làm sao?

Hoặc trong trường hợp đó chỉ là những công ty ma, không có thật,… thì mình có lấy hàng về lại được không ???

Mong các bạn giải đáp giúp, có cách nào để mình có thể kiểm tra và xác minh được thông tin người mua hàng tại nước ngoài hay không ???

Xin cảm ơn !!!

 

*** TRẢ LỜI: Các cách kiểm tra, xác minh thông tin đối tác.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và câu hỏi về cho D&T Logistics!

Với thắc mắc của bạn, D&T xin có một số chia sẻ như sau:

Kiểm tra và xác minh đối tác mua hàng tại nước ngoài là một bước cực kỳ quan trọng và cần thiết trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Có rất nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, kiện tụng trong việc mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài kể cả về mặt thanh toán lẫn vận chuyển. Nhiều vụ việc kiện tụng nhau đến cả 3-4 năm vẫn chưa giải quyết xong, gây mất thời gian, công sức cho cả 2 bên.

Để tránh rơi vào tình trạng trên, Bạn có thể kiểm tra sơ bộ thông tin của người mua hàng bên phía đối tác nước ngoài qua 2 hình thức như sau:

Thứ 1: Liên hệ với thương vụ Việt Nam tại các nước nhập khẩu, nhờ hỗ trợ kiểm tra, xác minh danh tính đối tác mua hàng.

  • Ưu điểm:

+ Không mất phí.

+ Thường nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình.

+ Thời gian ngắn

  • Nhược điểm:

+ Một số nước/ quốc gia, Việt Nam mình không có trụ sở Thương vụ.

+ Chỉ có thể xác minh được những công ty ở địa điểm trung tâm.

+ Thông tin xác minh khá cơ bản, chủ yếu là:

Doanh nghiệp có tồn tại hay không?

Doanh nghiệp thành lập được bao lâu?

Có bao nhiêu người lao động ?

Có bị đưa vào danh sách đen, cảnh báo của các hiệp hội, tổ chức kinh tế nào hay không ?

Còn việc xác minh về tình hình tài chính, độ uy tín, cách làm việc,… của đối tác thì rất khó thực hiện.

Thứ 2: Thuê luật sư quốc tế để kiểm tra, xác minh thông tin đối tác.

  • Ưu điểm:

+ Thông tin thường đầy đủ và chính xác hơn.

+ Có cơ sở để kiện tụng khi có tranh chấp xảy ra.

  • Nhược điểm:

+ Mất phí (tùy độ uy tín, và yêu cầu cụ thể).

+ Thời gian xác minh lâu, nhiều công đoạn

+ Luật sư quốc tế ở Việt Nam không nhiều

+ Luật sư quốc tế thì khó tìm và bị cản trở bởi không cùng ngôn ngữ.

 

NGOÀI NHỮNG CÁCH NÊU TRÊN, BẠN VẪN CÓ THỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRÁNH RỦI RO KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LẦN ĐẦU VỚI NHỮNG CÁCH SAU:

Phương pháp 01: Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn.

  • Yêu cầu đối tác đặt cọc càng nhiều càng tốt: 40%-50% tùy vào khả năng đàm phán hợp đồng của bạn.
  • Yêu cầu mua hàng với giá EXW: nghĩa là thanh toán tiền hàng tại kho của bạn, sau khi nhận được tiền bạn sẽ giao hàng.
  • Hiển nhiên cách này là an toàn và có lợi nhất cho người bán ở Việt Nam.
  • Nhưng thường thì đối tác nước ngoài sẽ khó chấp nhận yêu cầu này vì bản thân họ cũng sợ rủi ro nhận hàng hóa không chất lượng và tốn thêm chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan,… bên phía Việt Nam.

=>Thường thì các bạn nên chiết khấu một mức giá ưu đãi đặc biệt cho người mua trong trường hợp này để bù đắp cho họ. Lời ít hơn nhưng bản thân bạn cũng sẽ an toàn hơn.

  • Sử dụng phương thức thanh toán L/C (Letter Credit): Hiểu đơn giản là bên bán gửi toàn bộ tiền thanh toán vào ngân hàng, khi nào bạn giao bộ chứng từ để nhận hàng thì ngân hàng sẽ giải ngân chuyển tiền cho bạn.
  • Phương thức thanh toán này tương đối an toàn (không phải an toàn tuyệt đối nhé)
  • Nhưng bạn phải tốn một khoản phí tương đối cao cho ngân hàng, bên cạnh đó bạn cũng phải có 1 bạn nhân viên phụ trách có nghiệp vụ chuyên môn phải khá trở lên để việc kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu theo đúng luật, Nếu sai sót bạn sẽ khó nhận được tiền.

Phương pháp 02: Giành quyền vận chuyển hàng hóa.

  • Nghĩa là thay vì để người mua đến tận kho của bạn để lấy hàng và thanh toán (theo điều khoản EXW nói ở trên) thì các bạn sẽ thuê đơn vị vận chuyển giao hàng đến cảng, hoặc giao thẳng đến kho của khách hàng ở nước ngoài.
  • Đây là một trường hợp thường thấy trong thực tế.
  1. Sau khi ký hợp đồng, người bán đặt cọt 20%-30% tiền hàng.
  2. Khi hàng hóa giao đến cảng biển, cảng hàng không ,…của nước người mua.

Lúc này hàng hóa vẫn nằm trong tay của người bán

  • Vì đơn vị vận chuyển Forwader đang giữ hàng tại cảng (Hold hàng) nên người mua sẽ không thể lấy hàng ra được.
  • Khi người mua xác nhận thông tin hàng đã giao đến cảng thì họ sẽ tiến hànhthanh toán khoản tiền còn lại.
  • Lúc đó người bán mới lệnh cho đơn vị vận chuyển cho phép người mua vào cảng để lấy hàng ra.

** LƯU Ý:

Các bạn nên chọn lựa Forwader có ít nhất 3-5 năm hoạt động trở lên và phải kiểm tra xem địa điểm, mô hình hoạt động của họ có ổn không,…

Tránh trường hợp các công ty mới thành lập thường hay bỏ rơi khác hàng nhất là những bạn hay tự ra làm nhỏ lẻ ở ngoài, đẩy hàng qua lại bên này benekia chứ không trực tiếp theo dõi lô hàng, Khi có sự cố họ sẽ lờ cho qua, không hỗ trợ, chịu trách nhiệm và khi đó bạn sẽ phải tự xử lý mọi chuyện một mình.

Trên đây là một vài chia sẻ theo quan điểm, kinh nghiệm của D&T Logistics về vấn đề bạn đang thắc mắc.

Hi vọng có thể cung cấp cho bạn một số thông tin và góc nhìn mới mẻ hơn về cách phòng chống, hạn chế rủi ro khi lần đầu tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế.

P/S: Chúng ta KHÔNG THỂ TRIỆT TIÊU HOÀN TOÀN RỦI RO trong thương mại quốc tế dù có chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận đến mức nào đi chăng nữa. Khi đã xác định mua bán trao đổi với các đối tác nước ngoài, thì bạn phải chấp nhận những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có những đối tác dù làm việc với nhau 05-07 năm, giao dịch rất nhiều đơn hàng cũng vẫn tranh chấp, kiện tụng nhau như thường!

Chúc bạn thành công với đơn hàng đầu tiên!!! ^_^


Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như là yêu cầu báo giá.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *