CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH Ở NEW ZEALAND

CẢNG BIỂN Ở NEW ZEALAND

Cảng biển ở New Zealand là trong những cảng lớn có mức độ phát triển cao, ngoài ra về mặt địa lý New Zealand còn là quốc gia tọa lạc tại Châu Úc, là một đất nước có nền kinh tế nằm trong khối các quốc gia phát triển. Nền kinh tế của New Zealand phần lớn phụ thuộc vào thương mại: dựa vào việc xuất khẩu chính như quặng, kim loại và lông; nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị, máy móc, phương tiện và các sản phẩm điện tử.

Đối tác thương mại chính của New Zealand bao gồm Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

New Zealand được bao bọc bởi bốn bề là biển nên đất nước này rất có lợi thế cho hoạt động xuất nhập khẩu bằng cảng biển, có rất nhiều cảng biển lớn nhỏ hoạt động tại quốc gia này.

1. Cảng Tauranga – Cảng Biển Ở New Zealand

Cảng Tauranga là cảng biển lớn nhất của New Zealand. Đây là cảng biển trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn nhất tại New Zealand.

Cảng biển này nằm ở phía Đông Bắc của New Zealnd. Cảng có 3 bến phục vụ cho container bao gồm cả container lạnh. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, than đá, phân bón, hạt cọ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các sản phẩm lâm nghiệp, các sản phẩm từ sữa.

Doanh thu hàng năm ở cảng này đều tăng 10% do sự gia tăng của các lĩnh vực trong cảng như xuất khẩu gỗ tròn, xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng. Đây là một phần quan trọng của nền kinh tế đối với nhiều người dân tại cảng cũng như của quốc gia này, ở đây người dân có thể hưởng đươc rất nhiều lợi ích từ sự tồn tại của nó.

Hai Phong – Tauranga Hochiminh – Tauranga Da Nang – Tauranga
Cước vận chuyển: $1960/ 20’DC $1860/ 20’DC No Sevice
ETD: Thu/Sun     Mon No Sevice
Transit time: 41 – 56 days 41 – 45 days No Sevice

>>>Xem thêm: Các cảng biển chính ở Nam Mỹ

2. Cảng Auckland – Cảng Biển Ở New Zealand

Cảng Auckland nằm ở phía Bắc của New Zealand, là cảng biển có bến container lớn thứ 3 của nước này. Doanh thu của cảng đã tăng lên 248,1 triệu đô la vào năm 2019.

Cảng này được điều hành bởi Port of Auckland Limited (POAL), là công ty điều hành các tàu du lịch và dịch vụ vận chuyển hàng hóa thương mại của Auckland. Bến container Fergusson được xây dựng lên để phục vụ cho thương mại quốc tế. Tại đây chủ yếu xuất các mặt hàng thủy tinh, sơn, nhựa và các mặt hàng tiêu dùng.

Với mực nước sâu 12.5m, chiều dài tối đa của các tàu được ghi nhận khi vào cảng này là 347m, trọng lượng lớn nhất là 117176 tấn.

Hai Phong – Auckland Hochiminh – Auckland Da Nang – Auckland
Cước vận chuyển: $1940/ 20’DC $1840/ 20’DC No Sevice
ETD: Tue/Wed/Fri     Mon
Transit time: 50 – 64 days 45 – 48 days

CẢNG BIỂN Ở NEW ZEALAND

3. Cảng Wellington – Cảng Biển Ở New Zealand

Cảng này nằm ở thủ đô của New Zealand, nằm giữa eo biển hai đảo New Zealand nên đây là cảng có vị trí tốt nhất đối với thương mại quốc tế.

Vì nằm ở thủ đô nên bến container sẽ tách biệt với các bến thông thường khác, ở đây bao gồm các bến tàu chở dầu, tàu chở container và các dịch vụ phà liên đảo. Nơi đây cũng là một nhà ga tàu du lịch quốc tế chuyên dụng, một nơi lưu trữ và sửa chữa container.

Vào năm 2016, nền kinh tế tại cảng có sụt giảm nghiêm trọng do xảy ra trận động đất lớn. Nhưng bây giờ nền kinh tế đã phát triển lại sau các thiệt hại nặng nề do trận động đất gây ra, cảng ngày càng phát triển hơn về mảng xuất nhập khẩu tại bến container.

Hai Phong – Wellington Hochiminh – Wellington Da Nang – Wellington
Cước vận chuyển: $1900/ 20’DC $1800/ 20’DC No Sevice
ETD: Tue/Wed/Fri     Mon
Transit time: 50 – 64 days 45 – 48 days

4. Cảng Lyttelton – Cảng Biển Ở New Zealand

Cảng Lyttelton là cảng thương mại lớn nhất từ phía nam của New Zealand, cảng chuyên phục vụ cho tàu du lịch và tàu chở hàng, là cảng có thể chứa được tàu tải trọng lớn, cũng là một trong ba cảng có sức chứa container lớn nhất của New Zealand.

Cảng này có mực sức sâu 12,2m, con tàu dài nhất đã vào cảng được ghi nhận khoảng 295m, trọng lượng tối đa là 87,447 tấn.

Khối lượng nhập khẩu tại cảng tăng 4,75 tỷ USD và xuất khẩu tăng 5,63 tỷ USD trong năm 2019. Cảng này chuyên nhập khẩu phân bón, dầu mỏ, sắt thép và chuyên xuất khẩu gỗ tròn, thịt đông lạnh, len, lúa mì…

Hai Phong – Lyttelton Hochiminh – Lyttelton Da Nang – Lyttelton
Cước vận chuyển: $2030/ 20’DC $1930/ 20’DC No Sevice
ETD: Thu/Sun     Mon
Transit time: 47 – 58 days 48 – 54 days

5. Cảng Napier – Cảng Biển Ở New Zealand

Cảng Napier nằm vịnh Hawke, thành phố Napier, đây là cảng có sức chứa container lớn thứ 4 của New Zealand. Với sự mở rộng cầu cảng lên tới 6, cảng này phát triển không ngừng trong ngành vận tải biển, mở rộng cầu cảng để thu hút nhiều tàu lớn hơn vào cảng.

Cảng Napier đạt lợi nhuận 17,6 triệu USD vào năm 2019 trước thời điểm dịch bệnh. Vì đây là cảng lớn thứ tư của quốc gia này kết hợp với việc mở rộng cảng thì đây là có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn với các cảng lớn khác trên thế giới.

Hai Phong – Napier Hochiminh – Napier Da Nang – Napier
Cước vận chuyển: $1900/ 20’DC $1800/ 20’DC No Sevice
ETD: Tue     Mon
Transit time: 61 – 69 days 45 – 47 days

Nhờ có nhiều cảng lớn tại quốc gia này, phân bổ từ đảo bắc xuống đảo nam đã giúp cho New Zealand phát triển về xuất nhập khẩu, tạo ra nhiều cơ hội trong thương mại quốc tế phát triển kinh tế đất nước.

>>>Xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *