HỌC LOGISTICS RA LÀM GÌ?

HỌC LOGISTICS RA LÀM GÌ?

Những năm gần đây, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (gọi tắt Logistics) được coi là một trong những ngành tăng trưởng mạnh nhất trong nước. Do đó, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh cũng như phụ huynh, đặc biệt là trong những thời điểm nộp hồ sơ thi đại học.

Học logistics ra làm gì đang là một trong những băn khoăn, thắc mắc hiện nay không chỉ của những bạn học sinh chuẩn bị thi đại học mà còn cả các bạn sinh viên đang theo học ngành này. Hãy cùng D&T điểm qua một vài vị trí công việc khi bạn học ngành Logistics có thể làm qua bài viết này nhé:

Đầu tiên, các bạn có thể tìm hiểu sơ qua bài viết “Ngành Logistics” là gì tại đấy:  link ……

Như vậy, logistics là chuỗi các hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics không chỉ gói gọn ở các nghiệp vụ giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý đội tàu… mà còn bao gồm những hoạt động khác như: bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng hay thậm chí là lên kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu…

1/ Nhu cầu việc làm của ngành Logistics . 

Theo thống kê tại Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực. Chỉ riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực chung các ngành tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc. Trong đó, ngành Logistics chiếm 5%, nghĩa là mỗi năm TP.HCM cần khoảng 15.000 nhân lực cho ngành này ( theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM ).

Chính vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao vẫn luôn thiếu hụt tại thời điểm hiện tại cũng như dự đoán còn tiếp diễn trong tương lại. Đây chính là cơ hội nghề nghiệp lớn dành cho các bạn trẻ yêu thích và muốn theo đuổi ngành nghề này.

HỌC LOGISTICS RA LÀM GÌ?
Nhu cầu việc làm của ngành Logistics

2/ Học Logistics ra làm gì?

Chính vì Logistics bao gồm rất nhiều mảng, mỗi mảng có những vị trí công việc riêng và vô vùng đa dạng. Những vị trí công việc phổ biến trong ngành này:

*** Các vị trí công việc tại Hãng tàu.

(1) Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service):

Mô tả công việc:

  • Hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc hay yêu cầu của khách hàng.
  • Tiếp nhận yêu cầu booking từ khách hàng ( đối với hàng xuất).
  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và điều phối, chuyển thông tin đến những bộ phận khác tương ứng.

(2) Nhân viên chứng từ (Document Staff):

Thường sẽ bao gồm chứng từ hàng nhập và chứng từ hàng xuất.

Mô tả công việc:

  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và làm Bill of lading cho lô hàng ( đối với hàng xuất).
  • Lược khai thông tin trên các hệ thống ( ví dụ: hàng đi US khai AMS, hàng đi EU khai ENS)
  • Làm A/N, D/O cho các lô hàng nhập.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến chứng từ,…

(3) Nhân viên kinh Doanh Logistics:

Mô tả công việc:

  • Tìm kiếm khách hàng mới.
  • Duy trì khách hàng hiện có.
  • Báo giá vận chuyển cho khách hàng khi nhận được yêu cầu.

*** Các vị trí công việc tại 1 công ty Forwarder ( công ty giao nhận).

(1) Nhân viên chứng từ (Document Staff):

Thường sẽ bao gồm chứng từ hàng nhập và chứng từ hàng xuất.

Mô tả công việc:

♦ Hàng xuất:

  • Tiếp nhận thông tin và lấy booking cho lô hàng.
  • Làm HBL và lược khai thông tin trên các hệ thống ( ví dụ: hàng đi US khai AMS, hàng đi EU khai ENS).
  • Gửi debit note cho khách hàng.
  • Theo dõi nhận thanh toán và giải phóng hàng.
  • Theo dõi lộ trình lô hàng đến khi Cnee nhận hàng và trả container rỗng lại cho hãng tàu.

♦ Hàng nhập:

  • Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, cập nhật thông tin lô hàng cho khách hàng
  • Khai Manifest trình HQ một cửa
  • Làm A/N, D/O cho các lô hàng Sea, Air.
  • Theo dõi lộ trình lô hàng đến khi Cnee nhận hàng và trả container rỗng lại cho hãng tàu.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến chứng từ,…

(2) Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service):

Mô tả công việc:

  • Kiểm tra và update giá định kỳ cho các bộ phận và trên hệ thống công ty.
  • Tổng hợp giá.
  • Tìm kiếm những nhà cung cấp mới có giá cạnh tranh hơn.
  • Giới thiệu dịch vụ của công ty đến với khách hàng.
  • Tiếp nhận thông tin yêu cầu báo giá, tư vấn từ khách hàng và chuyển giao cho các bộ phận liên quan.

(3) Nhân viên kinh Doanh Logistics:

Mô tả công việc:

  • Tìm kiếm nguồn khách hàng mới, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng của công ty
  • Tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu về dịch vụ Logistics
  • Duy trì và phát triển quan hệ với nhà cung cấp và đối tác,…
  • Cập nhật giá cả thị trường liên tục.

(4) Nhân viên giao-nhận XNK (Operation Staff):

Mô tả công việc:

  • Tiếp nhận thông tin lô hàng, chứng từ từ nhân viên chứng từ.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục hải quan cho khách hàng và các bộ phân liên quan
  • Khai hải quan điện tử, thông quan hàng hóa.
  • Điều xe, thực hiện việc giao nhận hàng hóa và thông báo tiến độ cho cấp trên.
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng,…

*** Công việc cho 1 công ty sản xuất-xuất khẩu.

(1) Nhân viên thu mua.

  • Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp.
  • Khảo sát giá.
  • Thực hiện quy trình thu mua hàng hoá.

(2) Nhân viên kinh doanh quốc tế.

  • Tìm kiếm khách hàng quốc tế, mở rộng thị trường.
  • Trực tiếp tư vấn, bán hàng cho khách hàng quốc tế.
  • Quản lý đơn hàng, thông tin của khách hàng.
  • Duy trì và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

(3) Nhân viên giao nhận.

  • Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận thu mua hoặc kinh doanh quốc tế0
  • Khai hải quan điện tử, thông quan hàng hóa.
  • Điều xe, thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng,…

*** Công việc tại 1 công ty Trading- thương mại.

(1) Nhân viên kinh doanh quốc tế.

  • Tìm kiếm khách hàng quốc tế, mở rộng thị trường.
  • Trực tiếp tư vấn, bán hàng cho khách hàng quốc tế.
  • Quản lý đơn hàng, thông tin của khách hàng.
  • Duy trì và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

(2) Nhân viên giao nhận.

  • Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận thu mua hoặc kinh doanh quốc tế0
  • Khai hải quan điện tử, thông quan hàng hóa.
  • Điều xe, thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể nếu bạn học kế toán và yêu thích ngành logistics, bạn hoàn toàn có thể xin việc tại một trong những công ty trên.

3/ Lời kết

Mỗi vị trí công việc tại mỗi công ty sẽ có yêu cầu riêng. Các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang trong ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề theo học nên tìm hiểu thật kỹ về: cơ hội nghề nghiệp, yêu cầu công việc cũng như là mức thu nhập của ngành nghề này để xác định được liệu nó có phù hợp với sở thích, điểm mạnh bản thân cũng như là mục tiêu sự nghiệp hay không. Không thiếu những trường hợp các bạn vì nghe theo lời khuyên của người thân, bạn bè đã lựa chọn học và sau đó ra trường đi làm thì mới nhận ra là không phù hợp. Đây là những trường hợp “Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, rất đáng tiếc.

Hi vọng rằng qua bài viết này, đã giải đáp được phần nào thắc mắc “Học Logistics ra làm gì?” của các bạn đang quan tâm đến ngành này. Chúc các bạn thành công!


HOC LOGISTICS RA LAM GI (3)
HOC LOGISTICS RA LAM GI?
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *