Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á. Kể từ sau khi giành được độc lập, Malaysia là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhất ở Châu Á. Nước này có vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á do vị trí địa lý của nó, nằm ngay tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế đi qua eo biển Malacca, là trung tâm trung chuyển hàng hóa của Châu Á như Singapore. Vì vậy, Malaysia cũng sở hữu cho mình một trong những cảng lớn nhất thế giới.
Các đối tác thương mại chính của Malaysia là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hong Kong,….
Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất trên thế giới và cũng là chủ sở hữu cảng dầu cọ lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng xử lý phần lớn lưu lượng hàng hóa hàng hải của Châu Á và nơi đây đang có lợi thế về quỹ đất có sẵn với giá cả phải chăng, sự phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ, nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì tương lai Malaysia có thể vượt qua cả cảng Singapore.
1. Cảng Klang – Các cảng biển chính ở Malaysia
Cảng Klang nằm trên bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia, ở mũi phía bắc của eo biển Malacca, nối thủ đô Kuala Lumpur với Biển Đông. Đây là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới, cảng lớn nhất tại quốc gia này với hơn 38% hàng thương mại quốc tế đi qua cảng này, mỗi năm cảng này xử lý khoảng 220 triệu tấn hàng.
Klang là cảng trung chuyển bận rộn thứ 13 trên thế giới, là cảng container bận rộn thứ 12 trên thế giới và cảng này cũng đang là trụ cột cho nền kinh tế của quốc gia. Cảng có 53 cầu cảng dài khoảng 11,300m và có khoảng 24 bến dành riêng cho hàng container, 11 bến dành cho hàng rời, 9 bến xử lý hàng lỏng và 7 bến dành cho hàng khô rời. Tại đây có một khu vực lưu trữ rộng lớn với diện tích 220 ngàn m2 bao gồm các nhà kho trung chuyển, nhà kho và bãi trải nhựa.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu tại cảng này là sản phẩm dầu khí, điện tử, máy móc, các sản phẩm từ gỗ, hóa chất, dệt may, ….
2. Cảng Penang – Các cảng biển chính ở Malaysia
Cảng Penang nằm trên bờ biển phía đông của Pulao Pinang, giữa đảo Penang và bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia, là cảng biển lâu đời nhất tại Malaysia. Là cảng bận rộn thứ ba của đất nước này, cảng này còn liên kết với khu vực phía bắc của quốc gia và các bang phía nam của Thái Lan, là cửa ngõ giao thương chính cho các doanh nghiệp tại nơi đây. Cảng này đã xử lý khoảng 33,9 triệu tấn hàng hóa vào năm 2018.
Cảng tại nơi đây là một cảng đa chức năng có thể xử lý tất cả các loại hàng hóa như hàng container, hàng rời, hàng lỏng, hàng hóa khô, …. Cảng có không gian lưu trữ rỗng rãi với khoảng hơn 200 ngàn m2, cảng có thể chứa khoảng hơn 7000 container thông thường và khoảng 1000 container lạnh. Các bến container có chiều dài khoảng 1600m được trang bị 13 cầu trục Gantry, trong đó có 7 cầu trục có khả năng xử lý các tàu với tốc độ vận chuyển là 25 chuyến mỗi giờ trên mỗi cần cẩu, mỗi năm tại cảng cũng xử lý khoảng 2 triệu TEUs. Cảng cũng đang ngày càng được tư nhân hóa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của cảng.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của cảng bao gồm đồ điện, cao su và các sản phẩm chế tạo đóng gói. Nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như xăng dầu, sắt, thép, đường và gạo.
3. Cảng Tanjung Pelepas – Các cảng biển chính ở Malaysia
Cảng Tanjung Pelepas nằm ở vùng đồng bằng sông Pulai thuộc bang Johor ở phía nam Malaysia. Cảng này là cảng trung chuyển container quan trọng được liên kết với Singapore và Indonesia, nơi này cũng nằm gần các tuyến vận chuyển quốc tế của eo biển Malacca. Với một vị trí địa lý thuận lợi như vậy nơi này trở thành cảng container bận rộn thứ 18 trên thế giới và cảng này chỉ chuyên xử lý hàng hóa container.
Cảng dài khoảng 1930 mẫu Anh (1 mẫu Anh= 4046.85m2) bao gồm 14 bến container có thể tiếp nhận các tàu container lớn nhất, là nơi đầu tiên trên thế giới có một con tàu chở hàng hơn 20,000 TEU. Các bến cảng được phục vụ bởi 140 cần cẩn, 350 xe kéo, 45 cần trục sau Panamax, v.v. Các cơ sở lưu trữ container rộng lớn, có khả năng lưu trữ khảng 6 triệu TEU và cảng cũng đang được mở rộng dần để nâng công suất xử lý container lên 145 triệu TEU. Một hệ thống công nghệ thông tin được thiết kế đặc biệt cung cấp tính năng theo dõi container theo thời gian thực và quét tự động đã làm tăng năng suất của cảng.
>>>Xem thêm: bài viết vận chuyển hàng hóa quốc tế