LOCAL CHARGE HÀNG XUẤT ĐI MỸ (USA)

LOCAL CHARGE HÀNG XUẤT ĐI MỸ (USA)

♦ ĐỊNH NGHĨA

 

Local charge hàng XUẤT là tất các phụ phí địa phương tại cảng ĐI mà người XUẤT KHẨU phải thanh toán cho đơn vị vận chuyển.

 

♦ LOCAL CHARGE HÀNG XUẤT NGUYÊN CONTAINER (FCL) ĐI MỸ (USA)

Đối với hàng xuất FCL đi Mỹ (USA), cần phải thanh toán các loại phí sau có đơn vị vận chuyển, bao gồm: 

 

(1) Phí B/L (Bill) – Phí chứng từ 

– Tên đầy đủ: Bill of lading fee.

– Tên gọi khác: Documentation fee.

– Là phí mà hãng tàu/ đơn vị vận chuyển phát hành vận đơn B/L cho lô hàng. Vận đơn B/L sẽ thể hiện những thông tin cần thiết như:

  • Người gửi hàng – shipper.
  • Người nhận hàng – consignee.
  • Người được thông báo – party. 
  • Cảng đi/ cảng đến.
  • Tên tàu/ số chuyển.
  • Thông tin hàng hóa: tên hàng, số lượng, Gross weight, số khối.
  • Điều kiện thanh toán: Collect/ prepaid.
  • Ngày tàu chạy.
  • Đơn vị phát hành B/L
  • Và đơn vị sẽ cấp phát DO.

– Cách tính: Phí B/L được tính trên từng lô hàng.

>>>Xem thêm: Các bài viết liên quan đến chứng từ xuất nhập khẩu

(2) Phí AMS – Phí kê khai hải quan tự động

– Tên đầy đủ: Automated Manifest System

– Là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển xuất nhập khẩu  do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Mỹ thiết lập sau sự kiện 09/11. Đối với các nhà vận chuyển hàng nhập khẩu vào Mỹ, hệ thống này bắt buộc phải khai báo hàng hóa sau khi được đưa lên tàu tại cảng xếp hàng cuối cùng trước khi tàu khởi hành đi Mỹ trong vòng 24 tiếng. 

– AMS được các nhà vận chuyển khai báo qua các website của riêng mình hoặc trung gian được phép kết nối với mạng của Hải quân Hoa Kỳ.

– Cách tính: Phí AMS được tính trên từng lô hàng.

LOCAL CHARGE HÀNG XUẤT ĐI MỸ (USA)
LOCAL CHARGE HÀNG XUẤT ĐI MỸ (USA)

(3) Phí THC – phí xếp dỡ hàng tại cảng.

– Tên đầy đủ: Terminal Handling Charge

– Đây là khoản phí được thu cho các hoạt động khai thác container tại cảng như:

  • Gắp container từ tàu xuống cầu tàu.
  • Chuyển container từ cầu tàu về bãi.
  • Xếp dỡ
  • ..

– Cách tính: Phí THC thu trên từng container.

 

(4) Phí Seal – Phí niêm chì/ kẹp chì.

– Tên đầy đủ: Seal Fee.

– Là chi phí hãng tàu cấp kẹp chì/ seal cho người xuất khẩu đóng hàng và niêm phong thùng container trước khi xuất hàng đi nước ngoài. 

– Cách tính: Thu trên từng container.

 

(5) Phí Telex release – Phí điện giao hàng. 

– Tên đầu đủ: B/L Surrendered hoặc Telex release Fee

– Để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu, người xuất khẩu yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu/ đơn vị vận chuyển mà không cần bill gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu/ đơn vị vận chuyển tại đầu xuất làm điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …) để thông báo cho hãng tàu/đại lý hãng tàu/ đơn vị vận chuyển tại đầu nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng..

– Cách tính: Tính trên từng lô hàng.

 

(6) Phí HDL – phụ phí xử lý hàng hóa.

– Tên đầy đủ: Handling fee

– Phí này do các công ty Forwarder thu Shipper/ Consignee. 

– Nhằm bù đắp cho các hoạt động để đảm bảo lô hàng được xử lý một cách trôi chảy, điển hình như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm manifest, phí khấu hao,…

– Cách tính:   Phí handling fee được tính trên từng lô hàng.

 

♦ Ngoài ra, đối với một lô hàng xuất FCL còn phát sinh thêm một vài chi phí khác.

– Dem, det, storage charge.

– Late payment.

– Late SI

– Amendment fee  

– …

Là những phí áp dụng cho hàng xuất đi những thị trường khác nhau hoặc những trường hợp phát sinh khác nhau.

Trên đây là tất cả các phí mà người gửi hàng phải thanh toán cho đơn vị vận chuyển khi xuất khẩu một lô hàng nguyên container ( FCL) đi Mỹ (USA).

 Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về “Local Charge hàng XUẤT đi US và sự khác nhau của phí này với các thị trường khác. 

 Chúc bạn thành công! 

>>>Xem thêm: 5 phương pháp vận chuyển hàng hóa quốc tế

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *