RỦI RO VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT BẮC NAM

Rủi ro vận chuyển đường sắt bắc nam
Bất cứ loại hình vận chuyển nào cũng tiềm ẩn những rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác, kể cả là vận chuyển đường sắt, loại hình được coi là vận chuyển ổn định và an toàn với chi phí hợp lý nhất. 
Khi bạn chạy xe máy trên đường, nếu bạn biết trước được những đoạn đường khó đi, có ổ gà vũng lầy thì dù sao đi nữa bạn vẫn sẽ tự tin đi qua mà không nhiều lo lắng. Trong cuộc sống nói chung và vận chuyển nói riêng, nếu bạn cũng biết trước những ổ gà đấy và có kế hoạch, giải pháp phòng tránh thì bạn sẽ luôn ở thế chủ động bảo vệ hàng hóa của mình một cách tốt nhất.
Tùy thuộc vào từng loại hình vận chuyển mà loại rủi ro và mức độ rủi ro cũng sẽ khác nhau. Vậy đối với lại hình vận chuyển đường sắt, những rủi ro tiềm ẩn có tể gặp phải là gì nhé?

1/ NHỮNG RỦI RO DO CON NGƯỜI GÂY RA – RỦI RO VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT 

a)  Hư hỏng hàng hóa.
» Đối với vận chuyển nguyên container:
• Hàng hóa thường được đóng gói trực tiếp tại kho khách hàng.
• Dưới sự giám sát của khách hàng.
• Kịp thời điều chỉnh ngay khi thấy cách thức không phù hợp.
=> Tỉ lệ hư hỏng thấp hơn.
» Đối với hàng thuê nguyên toa:
• Hàng hóa được vận chuyển từ kho KH đến ga bằng xe tải.
• Bốc xếp lên toa tàu và thường không có sự giám sát của chủ hàng.
=> Xác suất hư hỏng hàng hóa cao hơn chút ít.
» Đối với hàng lẻ, đóng ghép toa tàu:
• Hàng hóa được xếp chung với nhiều chủ hàng.
• Nhiều loại hàng khác nhau.
• Quy cách đóng gói và yêu cầu bản quản của từng loại hàng khác nhau.
=> Xác suất hư hỏng cao hơn.
Rủi ro vận chuyển đường sắt bắc nam psd
Rủi ro vận chuyển đường sắt bắc nam psd
♦ Nguyên nhân: 
• Do chủ hàng đóng gói hàng hóa không cẩn thận, đặc biệt là hàng đóng ghép.
• Do công nhân bốc xếp không hiểu hết về đặc tính hàng hóa.
• Chèn ép để tận dụng không gian toa.
• Tai nạn làm hư hỏng hàng hóa.
♦ Giải pháp:
• Chủ hàng nên có đóng gói hàng hóa thật kĩ bằng cách:
» Bao xung quanh bằng mút xốp nilong.
» Chèn lót.
» Bao ngoài hàng hóa bằng carton hoặc bìa cứng
» Quấn màn co bảo vệ.
» Có dán nhãn hàng đễ vỡ, cấm đảo chiều … đối với hàng hóa đặc biệt.
b)  Thất lạc hàng hóa.
• Trường hợp này thường xuất hiện với hàng lẻ, đóng ghép chung toa với nhiều chủ hàng khác.
♦ Nguyên nhân:
• Hàng hóa khó nhận biết và phân biệt
• Tắc trách của người vận chuyển
♦ Giải pháp:
• Chủ hàng nên dán nhãn hàng hóa, nhãn nên thể hiện chi tiết:
» Tên, liên hệ của người gửi.
» Tên, liên hệ của người nhận.
» Nơi gửi, nơi nhận.
» Tổng số lượng.
» Số thứ tự thùng/ tổng số lượng.
c)  Đến muộn hơn thời gian quy định.
• Trường hợp hàng hóa đến muộn hơn so với thời gian dự kiến mà lỗi do con người gây ra chủ yếu là do tai nạn.
• Mà tai nạn tàu hỏa chủ yếu là do các yếu tố con người bên ngoài tác động
♦ Giải pháp:
• Chủ hàng vẫn lên đóng gói hàng hóa cẩn thận, kĩ càng.
• Có hợp đồng vận chuyển rõ ràng.
• Nên mua bảo hiểm hàng hóa.
Rủi ro vận chuyển đường sắt psd
Rủi ro vận chuyển đường sắt psd

2/ YẾU TỐ THỜI TIẾT – RỦI RO VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT 

Tuyến đường sắt bắc nam dài hơn 1,700 km, trải dài qua nhiều tỉnh thành có điều kiện khí hậu khác nhau. Đặc biệt là vào mùa mưa bão, sương mù ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận chuyển hàng hóa. 
Thường khi gặp thời tiết xấu, tàu phải dừng lại trú và chờ đợi điều kiện thời tiết tốt hơn.
Điều đó làm:  
• Thời gian vận chuyển kéo dài, hàng hóa đến trễ hơn dự kiến.
• Dễ hư hỏng hàng hóa: các mặt hàng trái cây, rau sống …
• Có thể bị ẩm ướt hàng hóa do mưa lớn. 
♦ Giải pháp:
• Nên kiểm tra thông tin dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch và gửi hàng.
• Đóng gói hàng hóa cẩn thận, tránh ấm ướt
Việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong vận chuyển là điều hoàn toàn không thế, tuy nhiên chủ động hạn chế thấp nhất tác động của nó lên hàng hóa là điều mà bất cứ chủ hàng nào cũng có thể làm được. 

Hi vọng bài chi sẻ hữu ích cho các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài sau.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *