Ở bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA rồi, bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về Phương thức vận chuyển đường biển nhé.
B. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN
I. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển
Booking --> Đóng hàng --> Thông quan --> Phát hành B/L --> Gửi chứng từ --> Nhận chứng từ --> Thông báo hàng đến --> Lệnh giao hàng --> Thông quan --> Dỡ hàng
a/ Quy trình phát hành vận đơn vận chuyển đường biển
- Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải
- Hàng được đưa lên tàu để chuẩn bị về cảng dỡ
- Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng
- Người gửi hàng gửi bộ chứng từ cho người nhận hàng
- Người nhận hàng xuất trình bill gốc cho đơn vị vận tải ở cảng đến để nhận hàng
- Đại lý vận tải cảng đến giao hàng cho người nhận hàng
b/ Phân loại vận đơn vận chuyển đường biển
Tổng quan về việc phân loại vận đơn: gồm 8 yếu tố
(1) Loại tàu
- Liner B/L (B/L tàu chợ):
Thuê nguyên con tàu
Chứng từ: Hợp đồng thuê tàu + Vận đơn theo hợp đồng Tuyến đường theo yêu cầu của người thuê
Cước phí theo thỏa thuận từng lần thuê - Charter Party B/L (B/L tàu chuyến):
Thuê 1 phần con tàu
Chứng từ: Vận đơn vận chuyển đường biển Tuyến đường theo lịch trình định sẵn Cước phí theo cước quy định sẵn
(2) B/L gốc hay copy
- Original B/L: Là vận đơn được ký bằng tay.
- Việc thể hiện vận đơn gốc hay copy như sau:
- Nếu bản gốc thì ghi chữ “Original”, bản sao thì ghi chữ”copy” lên mặt trước
- Nếu bản gốc thì ghi “Negotiable Origin” nếu bản sao thì ghi copy Non-Negotiable
- Ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: First Original, Second Original, Third Original
- Thể hiện vận đơn gốc theo thông lệ quốc tế “Originnal”, “Duplicate”, “Triplicate”
- Bản gốc được in màu cầu kỳ cả 2 mặt và có chữ ký trực tiếp của người phát hành. Bản sao được in đen trắng mặt trước, không in mặt sau và không có chữ ký trực tiếp.
- Copy B/L: Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu copy
- Surrendered B/L & Telex Release : nhận hàng mà không cần B/L gốc
- Seaway B/L & Expess Release: chỉ là giấy gửi hàng vận chuyển đường biển
- Switch B/L: mua bán 3 bên
Trong một TH đặc biệt công ty không phải là người XK và người NK thực sự, chỉ là người trung gian mua của bên XK bán cho bên NK để ăn chênh lệch.
Hàng phải được giao thẳng từ nước XK đến nước NK để giảm tối đa chi phí; bên XK thực sự và bên NK thực sự không thấy được thông tin của nhau để tránh mua bán trực tiếp lúc này mới sử dụng Switch B/L
(3) Cách thể hiện việc xếp hàng lên tàu:
- On board B/L: Là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng
- Received for shipment B/L: Là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng bốc.
Có thể bị NH từ chối thanh toán trừ khi L/C cho phép. Trên vận đơn ghi “Received for shipment” khi hàng đã xếp lên tàu có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ “On board B/L” để trở thành vận đơn đã xếp hàng.
(4) Ai là người nhận hàng cuối cùng:
- Straight B/L: Là vận đơn đích danh trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng
- To order Bill Of Lading: Là vận đơn được giao theo lệnh của 1 người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn. Có thể to order of shipper, to order of consignee, to order of bank
(5) Tình trạng hàng: Hoàn hảo hay Không hoàn hảo
- Clean bill: Còn được gọi là vận đơn sạch, trên đó không có những ghi chú xấu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa.
Muốn lấy được vận đơn hoàn hỏa thì xếp hàng lên máy bay phải đảm bảo không bị hư hỏng, đổ vỡ, bao bì không bị rách… - Unclean bill: Còn được gọi là vận đơn không sạch, là vận đơn trên đó có những ghi chú xấu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa. Không được Ngân hàng phát hành L/C chấp nhận để thanh toán.
(6) Ai trả cước vận chuyển đường biển:
- Prepaid : Bên bán chịu trách nhiệm trả tiền cước
- Collect: Bên mua chịu trách nhiệm trả tiền cước
(7) Chuyển tải
- Direct B/L: Là vận đơn đi thẳng, được sử dụng hàng hóa được vận chuyển đường biển từ cảng xếp đến cảng dỡ bằng 1 con tàu, không phải chuyển tải dọc đường.
- Through B/L: Là vận đơn chuyển tải, được sử dụng hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp đến cảng dỡ bằng 2 hoặc nhiều con tàu, hàng hóa phải chuyển tải đến 1 cảng nào đó trước khi đến cảng cuối cùng.
(8) Người phát hành
- House B/L: Là vận đơn do công ty Forwarder phát hành, shpr là người gửi hàng thực tế, Cnê là người nhận hàng thực tế.
- Master B/L: Là do hãng tàu/hãng hàng không phát hành (người sở hữu phương tiện vận tải) cấp cho người đứng tên trên vận đơn với tư cách là chủ hàng
II. Quy trình giao nhận House Bill Of Lading và Master Bill Of Lading vận chuyển đường biển
- Người XK giao hàng cho FWD
- FWD giao hàng cho hãng tàu
- Hãng tàu phát hành MBL cho FWD, FWD gửi MBL cho agent của mình tại cảng đến
- FWD phát hành HBL cho người XK
- Người XK gửi bộ chứng từ cho người NK
- Agent FWD xuất trình MBL cho agent của hãng tàu, cấp D/O cho agent FWD; người NK xuất trình HBL cho FWD
- Agent của FWD cấp D/O cho người mua
Video tham khảo: Cách Chọn PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN Cho Từng Loại Mặt Hàng Theo THỰC TẾ: Kích Thước, Trọng Lượng,… | KAN Asia