LOCAL CHARGE HÀNG LẺ – LCL XUẤT KHẨU

LOCAL CHARGE HÀNG LẺ - LCL XUẤT KHẨU

♦ ĐỊNH NGHĨA

 

Local charge hàng xuất là tất các phụ phí/ loại phí địa phương tại cảng đi mà người xuất khẩu phải thanh toán cho đơn vị vận chuyển.

 

♦ CÁC PHÍ LOCAL CHARGE HÀNG LẺ ( HÀNG LCL) XUẤT KHẨU:

Đối với hàng lẻ (LCL) xuất khẩu, người nhận hàng cần phải thanh toán các loại phí sau có đơn vị vận chuyển, bao gồm:

(1) Phí Bill (B/L)– Phí chứng từ

  • Tên đầy đủ: Bill of lading.
  • Là phụ phí mà hãng tàu/ forwarder làm bill để khai những thông tin cần thiết của một lô hàng. Bill như là một chứng nhận hãng tàu đã nhận hàng hàng của bạn để vận chuyển.
  • Cách tính: Phí B/L được tính trên từng lô hàng.

(2) Phí CFS Charge – phí bốc xếp tại cảng đến

  • Tên đầy đủ: Container Freight Station Fee
  • Là các chi phí cho các hoạt động xử lý hàng hóa diễn ra trong kho CFS Bao gồm:
  • Xếp dỡ hàng hóa từ container vào kho CFS
  • Vận chuyển hàng hóa kho ra ngoài giao cho người nhận.
  • Lưu trữ bảo quản hàng hóa.
  • Cách tính: Phí CFS được tính trên từng CBM.

>>>Xem thêm: Cách đọc Boking hàng lẻ LCL đúng cách

(3) Phí THC – phí xếp dỡ hàng tại cảng

  • Tên đầy đủ: Terminal Handling Charge
  • Đây là khoản phí được thu cho các hoạt động khai thác container tại cảng như:
  • Gắp container từ tàu xuống cầu tàu.
  • Chuyển container từ cầu tàu về bãi.
  • Xếp dỡ.
  • Cách tính: Phí THC được thu trên từng CBM.
LOCAL CHARGE HÀNG LẺ - LCL XUẤT KHẨU.
LOCAL CHARGE HÀNG LẺ – LCL XUẤT KHẨU.

(4) Phí EBS: Phụ Phí Xăng Dầu

  • Tên đầy đủ: Emergency Bunker Surcharge
  • Là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sư biến động của giá nhiên liệu làm phát sinh chi phí trong quá trình vận chuyển nên hãng tàu thu phí này để cân đối chi phí vận chuyển. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS (Entry Summary Declaration).
  • Các thuật ngữ tương đương:
  • BAF: Bunker adjustment factor
  • FAF: Fuel adjustment factor
  • Phụ phí này chỉ áp dụng cho các đơn hàng xuất đi các nước thuộc khu vực Châu Á.
  • Cách tính: Phí EBS được tính trên từng CBM

(5) Phí LSS: phụ phí giảm thải lưu huỳnh

  • Tên đầy đủ: Low Sulphur Surcharge
  • Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Thuật ngữ tương đương: Các hãng tàu khác nhau đã gọi loại phụ phí này bằng các tên khác nhau: …
  • Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS) học logistics ở đâu tốt
  • Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
  • Cách tính: Phí LSS được thu trên từng CBM

(6) Phí RR:

  • Tên đầy đủ: Rates Restoration
  • Là phụ phí trả lại container. Phí này xuất hiện năm 2020, do dịch bệnh covid, hàng hóa xuất khẩu từ Châu Á đến các thị trường quốc tế nhưng không có hàng xuất ngược lại, dẫn đến sự thiếu hụt container tại các nước Châu Á. (nó gần tương tự như phí CIC của hàng nhập).
  • Cách tính: Phí RR được tính trên từng CBM

 

(7) Phí HDL – Phí đại lý

  • Tên đầy đủ: Handling fee
  • Phí này do các công ty Forwarder thu từ Shipper/ Consignee.
  • Nhằm bù đắp cho các hoạt động để đảm bảo lô hàng được xử lý một cách trôi chảy, điển hình như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm manifest, phí khấu hao,… 
  • Cách tính: Phí HDL được tính trên từng lô hàng.

 

♦ Ngoài ra, đối với một lô hàng xuất LCL, còn phát sinh thêm một số phí như hun trùng, lưu kho ….tùy thuộc vào nhu cầu của người xuất khẩu..

Đây là tất cả các chi phí local charge cho một lô hàng lẻ LCL Xuất Khẩu thông thường (trừ thị trường USA, EU, Nhật Bản ..)

Chúc bạn thành công! 

>>>Xem thêm: Các loại cước phí vận chuyển hàng không quốc tế

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *