HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO – FTA LÀ GÌ ???

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO – FTA LÀ GÌ ???

Hiệp định thương mại tự do (tiếng Anh: free trade agreement; viết tắt: FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.

Các Hiệp định thương mại tự do có thể là đơn phương, song phương, đa phương

  • Song phương giữa 2 nước với nhau
  • Đa phương giữa một nước với một khu vực hoặc giữa các nước trong một khu vực
  • Đơn phương, một chiều giữa một nước, một khu vực với các nước đang phát triển

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.

(Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/hiệp_định_thương_mại_tự_do)

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực thi 17 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia trong đó có cả song phương, đa phương và đơn phương như sau:

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA (ASEAN, CPTPP, EVFTA, RCEP,… )


*** Các hiệp định VIỆT NAM đã ký kết: ***

1. ĐƠN PHƯƠNG: của EU dành cho Việt Nam (GSP)

2. SONG PHƯƠNG:

  • Việt Nam – Lào
  • Việt Nam – Campuchia
  • Việt Nam – Chi Lê
  • Việt Nam – Hàn Quốc
  • Việt Nam – Nhật Bản
  • Việt Nam – Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFT)

3. ĐA PHƯƠNG:

  • ASEAN
  • ASEAN – Trung Quốc
  • ASEAN – Hàn Quốc
  • ASEAN – Ấn Độ
  • ASEAN – Nhật Bản
  • ASEAN – Úc/New Zealand
  • ASEAN – Hồng Kông
  • Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu

4. ĐA PHƯƠNG THẾ HỆ MỚI:

  • Việt Nam – EU (EVFTA)
  • CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP (ASEAN+5)

TT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Australia, New Zealand
8 VCFTA Có hiệu lực từ  2014 Việt Nam, Chi Lê
9 VKFTA Có hiệu lực từ  2015 Việt Nam, Hàn Quốc
10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ  2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
11 CPTPP

(Tiền thân là TPP)

Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia
12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019

Có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành viên từ ngày 12/02/2021.

ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc)
13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)
14 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021 Việt Nam, Vương quốc Anh
15 RCEP Có hiệu lực từ 01/01/2022 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand

FTA đang đàm phán

16 Việt Nam  – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)
17 Việt Nam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel

LỢI ÍCH KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ?

Hiển nhiên không phải tự nhiên mà Việt Nam tham gia ký kết đến 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiện tại vẫn đang tiếp tục trong các vòng đàm phán để tham gia các hiệp định mới như:

Việt Nam – EFTA gồm các nước: Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein(từ 2012), Việt Nam, Israel (từ 2015)

FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác, đồng thời, thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau.

Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ở Việt Nam Xuất Khẩu hàng hóa đến các nước nằm trong cùng môt hiệp định vì hàng hóa sẽ được giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi về hạn ngạch nhập khẩu nên sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho các ngành sản xuất ở Việt Nam đặc biệt là các ngành có thế mạnh như: giày da, may mặc, nông sản, thủy sản,…

Hơn thế việc giảm thuế và các biện pháp phòng vệ thương mãi cũng giúp thị trường và người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm phong phú hơn, nguồn nguyên vật liệu đa dạng và nhiều lựa chọn hơn.

Trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và thực thi thì có 3 hiệp định đa phương được xem như những “hiệp định thế hệ mới” mà là các “ siêu hiệp định” hứa hẹn sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu và nền kinh tế của Việt Nam những năm tới, cụ thể là: CPTPP, EVFTA, RCEP,..

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CPTPP
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CPTPP
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP)
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *