Về cơ bản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển NỘI ĐỊA có khá nhiều điểm tương đồng với vận chuyển đường biển QUỐC TẾ như:
- Dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa.
- Hàng hóa đều phải được tập kết nhận/ trả hàng tại cảng.
- Buộc phải kết hợp với loại hình vận chuyển đường bộ.
- ….
Tuy nhiên, khi xem xét chi tiết cụ thể hơn thì vận chuyển đường biển nội địa có nhiều điểm khác biệt so với vận chuyển đường biển quốc tế, những điểm đó khiến cho vận chuyển đường biển nội địa dễ dàng thực hiện hơn. Cùng nhau tìm hiểu nhé:
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu container mà thôi.
1/ Hãng tàu.
- Đường biển quốc tế:
- Là các hãng tàu quốc tế lớn, đa dạng, ở nhiều nước: ONE, YANGMING, EVERGREEN, MAERSK, HAPPAG, COSCO…
- Mỗi hãng tàu đều sở hữu nhiều tàu.
- Đường biển nội địa:
- Hãng tàu nội địa như: Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun
- Mỗi hãng tàu nội địa sở hữu một vài tàu container, ví dụ:
- Vinafco: 4 tàu chuyên chở có trọng tải siêu lớn
- Vosco: 2 tàu có trọng tải lên tới 9000 tấn
- Biển Đông: 7 tàu container với dung tích lên tới 5000 teus và 2 tàu dầu hai lớp vỏ.
- Viet Sun: 3 chiếc chuyên chở container trọng tải lớn.
( Ngoài ra, hãng tàu nội địa này còn sở hữu các loại tàu khác: tàu chở hàng rời, tàu dầu, chở dầu hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách. )
Hình 1: Tàu chở hàng container của Vosco
Hình 2: Tàu chở hàng container của Vietsun.
2/ Kích thước tàu.
- Đường biển quốc tế:
- Kích thước tàu lớn, đa dạng.
- Đường biển nội địa:
- Kích thước tàu nhỏ hơn, tàu nội địa lớn nhất đang có sức chở 1.800 TEUS.
3/ Cảng biển.
- Cảng biển quốc tế:
- Cảng biển lớn, có thể tiếp đón những tàu lớn, trọng tải lên đến 40,000 teu. Ví dụ cảng Cái Mép đã tiếp nhận tàu container Margrethe Maersk trọng tải 214.121 tấn, sức chở lên đến 18.340 TEU ngày 26-10-2020.
- Thường được bố trị trên các sông lớn hoặc cửa biển.
- Công cụ thiết bị cũng chuyên nghiệp hơn.
- Năng suất khai thác cũng cao hơn.
- Có cơ quan hải quan xuất nhập khẩu tại cảng, thực hiện và giám sát việc thông quan hàng hóa.
- Cảng biển nội địa
- Nhỏ hơn, lượng tàu ra vào không thường xuyên.
- Thiết bị không tân tiến, công suất nhỏ.
- Có thể kết hợp khai thác nhiều loại hàng, không riêng gì hàng container.
>>>Xem thêm: Vận tải biển nội địa từ các cảng Việt Nam
4. Lịch trình – Lộ trình.
- Đường biển quốc tế:
- Lịch trình: đa dạng, do có nhiều hãng tàu cung cấp.
- Lộ trình: đa dạng, đi/ đến nhiều cảng nhiều quốc gia trên thế giới.
- Đường biển nội địa:
- Chủ yếu khai thác tuyến bắc trung nam.
- Ngoài ra còn một vài tuyến Cần Thơ hay miền trung như
5. Loại hàng hóa:
- Đường biển quốc tế:
- Hàng hóa vô cùng đa dạng,
- Đường biển nội địa:
- Chủ yếu khai thác tuyến bắc trung nam.
- Ngoài ra còn một vài tuyến nhỏ Cần Thơ-HCM, Dung Quất-HCM, Cửa Lò-Hải Phòng ….
6. Chứng từ
- Đường biển quốc tế:
- Khó và phức tạp hơn, đặc biệt là hàng đi US, Canada.
- Có quy định về thời gian phải tuân thủ.
- Chỉnh sửa có thể mất phí.
- Đường biển nội địa:
- Chứng từ đơn giản. ( có thể là do không phải khai báo hải quan hàng hóa).
- Có thể chỉnh sửa hoặc yêu cầu thay đổi người nhận đều được.
7. Chi phí.
- Đường biển quốc tế: sẽ gồm
- Cước vận chuyển
- Các phụ phí kèm cước
- Phụ phí tại cảng.
- Chi phí khác
- Đường biển nội địa:
- Cước vận chuyển thường đã bao gồm phụ phí theo cước và phụ phí tại cảng.
Trong thời gian gần đây, khi giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao, có nhiều người gửi hàng ở Hồ Chí Minh đã xem xét và lựa chọn phương án vận chuyển đường bộ xuyên biên giới kết hợp với vận chuyển đường biển nội địa Hải Phòng-HCM nhằm tiết kiệm chi phí.