THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU – Phần 1

Thủ tục nhập khẩu lần đầu

Những năm trước đây, do internet chưa thực sự phổ biến, việc nhập khẩu hàng hóa còn tương đối phức tạp, khó thực hiện.

Từ tìm kiếm nhà cung cấp, các thông tin quy định, nghị định quản lý hàng hóa nhập khẩu cũng như tìm kiếm đối tác vận chuyển cũng…

Tuy nhiên thì hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Intermet, các thông tin đều dễ được tìm kiếm và chia sẻ hơn, cùng với chính sách mở cửa, thúc đẩy giao thương quốc tế của nhà nước đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu dễ thực hiện hơn bao giờ hết.

Hãy cùng D&T tìm hiểu “Thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu” dễ làm như thế nào nhé.

 Phần 1- Chuẩn bị trước khi nhập hàng.

1/ Kiểm tra chính sách mặt hàng.

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình nhập khẩu hàng hóa đó là kiểm tra xem mặt hàng bạn muốn nhập khẩu có được phép nhập khẩu hay không? Nếu được nhập thì có điều kiện gì hay không? ..bởi lẽ không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau.

Không ít trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu đã bỏ qua bước này, hậu quả là:

  • Trục trặc trong quá trình thông quan.
  • Phát sinh chi phí lưu cont, bãi …do việc thông quan chậm.
  • Không mở tờ khai nhận hàng được. ( đối với TH hàng bị cấm nhập).
  • Trường hợp xấu, có thể phải xuất trả hàng.
  • Thậm chí, người bán không chịu nhận lại hàng hoàn tiền thì sẽ phải tiến hành tiêu hủy, chi phí tiêu hủy sẽ do người nhận khẩu chịu.
  • Hoặc đối mặt với các trách nhiệm hình sự.
  • ….

Việc kiểm tra chính sách mặt hàng hiện nay tương đối đơn giản, các bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

♦♦♦ Bước 1: Kiểm tra xem mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc mặt hàng cấm nhập hay không.

Một số hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, ví dụ như: ma túy, vũ khí, phế liệu, hóa chất nguy hại, một số hàng hóa đã qua sử dụng…

Những mặt hàng cấm nhập khẩu sẽ được quy định tại “Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam” được chi tiết trong Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm danh mục này và tra cứu xem hàng hóa của bạn có thuộc những mặt hàng trong danh mục hay không?

  • Nếu có: Bạn hãy từ bỏ ý định nhập khẩu mặt hàng đó đi và tìm kiếm một mặt hàng khác.
  • Nếu không: Bạn sẽ tiếp tục với Bước 2.

♦♦♦ Bước 2: Kiểm tra mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc mặt hàng nhập khẩu có điều kiện không?

Sau khi xác định mặt hàng muốn nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì việc tiếp theo cần làm là kiểm tra xem hàng hóa nhập khẩu có thuộc mặt hàng nhập khẩu có điều kiện hay không? có điều kiện tức là muốn nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí theo quy định quản lý thì mới được phép nhập.

Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu  hoặc phải đáp ứng các điều kiện do Bộ, Ngành chức năng quy định.

(1) Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy phép nhập khẩu.

Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu theo quy định của Bộ, Ngành chức năng quản lý.

Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ được chi tiết trong Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương

(2) Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mặt hàng đó nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Điều kiện để nhập khẩu có thể là có đầy đủ các giấy chứng nhận, kiểm tra chuyên ngành ( kiểm tra vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật)

– Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ được chi tiết trong Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

==> Thông thường đây là bước khó kiểm tra nhất, vì Việt Nam hiện có đến 18 bộ ngành, mỗi bộ lại quản lý những mặt hàng riêng biết, và đôi khi có một vài mặt hàng cùng chịu sự quản lý của cả 2 cơ quan. Vậy nên trách nhiệm của bạn là làm như thế nào có thể kiểm tra được mặt hàng của bạn là bộ nào quản lý…

♦♦♦ Bước 3: Mặt hàng thông thường.

Nếu mặt hàng của bạn không thuộc những mặt hàng tại Bước 2 thì chúc mừng bạn, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu mặt hàng này bình thường.

Việc cần làm bây giờ là kiểm tra các phần còn lại mà thôi.

2/ Kiểm tra chứng từ nhập khẩu cần thiết.

Tùy vào mặt hàng bạn nhập khẩu là mặt hàng nào ( hàng nhập khẩu có giấy phép/ Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện/ Hàng hóa thông thường) mà việc kiểm tra chứng từ nhập khẩu cũng sẽ khác nhau.

Cơ bản gồm những chứng từ sau:

♦♦♦ Chứng từ mua bán, thanh toán.

  • Hợp đồng mua bán.
  • Invoice

♦♦♦ Chứng từ vận chuyển.

  • Bill of lading
  • Hợp đồng bảo hiểu hàng hóa ( nếu có)

♦♦♦ Chứng từ khai hải quan.

  • Giấy phép nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận, kiểm tra chuyên ngành…
  • Invoice
  • Packing list

3/ Kiểm tra chi phí nhập khẩu.

Ngoài chi phí tiền hàng ra, bạn còn phải chịu các chi phí liên quan khác như:

  • Chi phí vận chuyển hàng về Việt Nam
  • Chi phí, phụ phí địa phương tại cảng
  • Thuế nhập khẩu, thuế VAT.
  • Chi phí vận chuyển hàng từ cảng về kho
  • Chi phí khác: Phí lưu cont, lưu bãi, lưu kho, phí sửa chữa container…

Tùy vào điều kiện Incoterm bạn chọn mà những chi phí trên được tách riêng hay đã cộng gộp chung với tiền hàng.

Lưu ý rằng: những chi phí trên chỉ là ước tính, trong cả quá trình mua hàng và vận chuyển hàng hóa về Việt Nam luôn luôn tiềm ẩn các chi phí phát sinh thêm khác. Bạn luôn phải dự trù thêm chi phí cho lô hàng của mình để có giá bán hàng hợp lý, tránh trường hợp đang lời thành lỗ.

Bạn có thể tham khảo bài viết: https://vanchuyenduongbien.vn/cuoc-phi-van-chuyen/nhung-chi-phi-phat-sinh-them-cua-mot-lo-hang-nhap-khau-nguyen-container-fcl/

Sau khi kiểm tra đầy đủ 3 mục trên, bạn có thể quyết định được là nên nhập khẩu sản phẩm về kinh doanh hay là mua lại từ nhà cung cấp trong nước rồi đấy. Nêú bạn vẫn quyết định nhập khẩu sản phẩm, mời bạn đọc tiếp phần 2 của “THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LẦN ĐẦU – Phần 2 – Quy trình nhập khẩu hàng hóa”


Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa …
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *