Quy trình nhập khẩu

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
   QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Quy trình nhập khẩu một lô hàng sẽ có sự khác nhau đôi chút do phụ thuộc vào từng loại hàng hoá khác nhau.

Tuy nhiên, một quy trình cơ bản sẽ bao gồm các phần, các bước sau:

 Phần 1- Chuẩn bị trước khi nhập hàng.

Đây có thể phần đầu tiên và quan trọng nhất. Nó sẽ quyết định việc bạn có thể hoặc có nên nhập khẩu hàng hóa hay không?

Nếu nhập khẩu, bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu gì về hàng hóa cũng như chứng từ của hàng hóa ….

Nhưng thông tin bạn BẮT BUỘC phải kiểm tra trước khi nhập khẩu hàng hóa:

1/ Kiểm tra chính sách mặt hàng.

Mục đích: Xác định mặt hàng cần nhập khẩu nằm trong nhóm hàng hóa thuộc đối tượng nào, có nhập được hay không? nếu được thì phải đáp ứng yêu cầu gì….

Việc kiểm tra chính sách mặt hàng hiện nay tương đối đơn giản, các bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

♦♦♦ Bước 1: Kiểm tra xem mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc mặt hàng cấm nhập hay không.

♦♦♦ Bước 2: Kiểm tra mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc mặt hàng nhập khẩu có điều kiện không?

♦♦♦ Bước 3: Mặt hàng thông thường.

2/ Kiểm tra chứng từ nhập khẩu cần thiết.

Mục đích: Sau khi đã xác nhận được mặt hàng bạn cần nhập khẩu thuộc đối tượng nào, bạn cần kiểm tra chi tiết mặt hàng cần đáp ứng yêu cầu gì về mặt chứng từ để có thể thông quan được hàng hóa?…

Tùy vào mặt hàng bạn nhập khẩu là mặt hàng nào ( hàng nhập khẩu có giấy phép/ Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện/ Hàng hóa thông thường) mà việc kiểm tra chứng từ nhập khẩu cũng sẽ khác nhau.

Cơ bản gồm những chứng từ sau:

– Chứng từ mua bán, thanh toán.

– Chứng từ vận chuyển.

– Chứng từ khai hải quan.

– Chứng từ khác…

3/ Kiểm tra chi phí nhập khẩu.

Mục đích: Xác định được các chi phí bạn phải trả để có thể nhập khẩu được hàng hóa -->  Quyết định xem có nên nhập khẩu hay không?

Ngoài chi phí tiền hàng ra, bạn còn phải chịu các chi phí liên quan khác như:

  • Chi phí vận chuyển hàng về Việt Nam
  • Chi phí, phụ phí địa phương tại cảng
  • Thuế nhập khẩu, thuế VAT.
  • Chi phí vận chuyển hàng từ cảng về kho
  • Chi phí khác: Phí lưu cont, lưu bãi, lưu kho, phí sửa chữa container…

Tùy vào điều kiện Incoterm bạn chọn mà những chi phí trên được tách riêng hay đã cộng gộp chung với tiền hàng.

Lưu ý rằng: những chi phí trên chỉ là ước tính, trong cả quá trình mua hàng và vận chuyển hàng hóa về Việt Nam luôn luôn tiềm ẩn các chi phí phát sinh thêm khác. Bạn luôn phải dự trù thêm chi phí cho lô hàng của mình để có giá bán hàng hợp lý, tránh trường hợp đang lời thành lỗ.

Phần 2- Mua hàng.

1/ Tìm kiếm nhà cung cấp.
2/ Nhập hàng mẫu và kiểm tra hàng mẫu.
3/ Ký hợp đồng mua bán.
4/ Thanh toán ứng tiền.

Phần 3 – Đóng hàng và Vận Chuyển

1/ Theo dõi đóng hàng.
2/ Kiểm tra chứng từ lô hàng trước khi phát hành chính thức.
3/ Theo dõi vận chuyển.

Phần 4 – Thủ tục hải quan nhập khẩu và nhận hàng.

1/ Thủ tục Hải quan Nhập khẩu hàng hóa lần đầu
– Chữ Ký Số – công cụ ký và truyền tờ khai hải quan điện tử.
– Đăng Ký Thông Tin Vnacss Với Tổng Cục Hải Quan.
– Phần Mềm Khai Báo Hải Quan Điện Tử.
– Hồ Sơ Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa Lần Đầu.
– Mở Tờ Khai Hải Quan Và Nộp Hồ Sơ Hải Quan
– Kiểm Hóa ( Nếu Có ).
2/ Lấy DO và nhận hàng.
– Lấy DO.
– Nhận hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về quy trình nhập khẩu một lô hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của D&T Log!. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!