Phụ phí khác (extra charge)

Ngoài những chi phí thường được thông báo trong báo giá vận chuyển thì một lô hàng XNK còn có thể bị phát sinh thêm của một số chi phí sau:

(1) Late payment – Phí thanh toán chậm

− Đây là khoản phí phạt do người chủ hàng chậm thanh toán phí dịch vụ cho hãng tàu.

− Thông thường sau 7 hoặ 14 ngày phát hành debit mà chủ hàng chưa thanh toán thì hãng tàu sẽ áp dụng phí này.

− Mục đích: Thúc đẩy chủ hàng thanh toán sớm và đúng hẹn.

− Mức thu sẽ do tùy từng hãng tàu quy định.

(2) Demurage (DEM) & Detention (DET) charge

Bản chất là hãng tàu khai thác dịch vụ vận chuyển, họ phải cung cấp thiết bị ( vỏ container) cho chủ hàng để đóng hàng hóa nhằm đủ điều kiện vận chuyển. Hãng tàu cũng sẽ quy định số lượng ngày miễn phí mượn thiết bị ( vỏ container), quá số ngày miễn phí thì phát sinh chi phí Dem, Det. Cụ thể:

DEM (Demurrage charge)– Phí lưu container tại bãi của Cảng do hãng tàu thu chủ hàng. Có thể hiểu đây là phí mượn vỏ container đặt tại bãi. Thông thường hãng tàu sẽ cho chủ hàng mượn vỏ miễn phí 5 days, quá thời gian này sẽ bị tính phí.

DET (Detention) – Phí lưu container tại kho riêng của chủ hàng. Có thể hiểu là phí mượn vở container về kho riêng. Cũng tương tự như phí DEM (demurrage charge), hãng tàu sẽ cho chủ hàng mượn vỏ container về kho miễn phí 5 days, quá thời gian này sẽ bị tính phí. 

Mức phí này cũng linh động tùy theo mỗi hàng tàu.

Tham khảo thêm tại đường link: https://vanchuyenduongbien.vn/phi-luu-cont-dem-det/

(3) Storage charge – Phí lưu bãi của cảng

– Là phí thuê bãi tại cảng để đặt container hàng.

– Bản chất là Cảng vụ thu các hãng tàu phí khai thác & sử dụng bến bãi, sau đó các hãng tàu thu lại người nhập khẩu những phí này. Tùy thuộc vào Hợp đồng của Cảng vụ với Hãng tàu, tập quán của từng cảng và quy định riêng của từng Hãng tàu, phí Storage charge có thể được thu bởi cảng hoặc bởi các hãng tàu.

– Thông thường, đối với container hàng nhập, các cảng chỉ cho miễn phí lưu/ đặt container tại cảng 5 ngày. Sau 5 ngày, sẽ bị áp dụng thu phí storage. Phí này sẽ được tính lũy tiến, từ ngày 6- ngày 10 một mức giá, từ ngày 11 đến ngày 15 mức cao hơn…

– Đa phần người nhận hàng chú ý nhiều đến phí DEM +DET mà không chú ý đến phí Storage này. Và nếu xin miễn phí lưu container lưu bãi, là hãng tàu đang cho bạn thêm miễn phí về DEM +DET – là phí mượn vỏ container do hãng tàu quản lý. Còn Storage là phí do cảng khai thác và thường không thể xin thêm.

Tham khảo thêm tại đường link: https://vanchuyenduongbien.vn/phi-luu-cont-dem-det/

(4) Phí Lift on – Lift off (LO/LO)

– Lift on: Phí nâng container, đối với hàng nhập thì đây là phí nâng container hàng tại cảng nhập khẩu. Phí này sẽ do cảng trực tiếp thu từ người nhập khẩu.

– Lift off: Phí hạ container, đối với hàng nhập thì đây là phí hạ container rộng về bãi chỉ định. Phí này sẽ do cảng trực tiếp thu từ người nhập khẩu.

NHỮNG CHI PHÍ PHÁT SINH THÊM CỦA MỘT LÔ HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER ( FCL)
NHỮNG CHI PHÍ PHÁT SINH THÊM CỦA MỘT LÔ HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER ( FCL)

(5) Phụ phí nâng container.

– Phụ phí này thường do cảng thu trực tiếp từ người nhập khẩu. Tùy thuộc vào hàng nhập về cảng nào vì không phải cảng nào cũng áp dụng phí này.

– Thông thường, đối với những lô hàng nhập khẩu, sẽ được miễn phí 5 ngày storage. Trong 5 ngày này, nếu người nhập khẩu nhận hàng hóa thì sẽ không phát sinh phí nâng container hàng. Sau 5 ngày, cảng sẽ thu thêm phụ phí nâng container, phụ phí này cũng được tính lũy tiến theo mức từ ngày 6 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 15…

– Mục đích là: nhằm thúc đẩy nhanh quá trình nhận hàng của người nhập khẩu.

(6) Container Deposit: Tiền cược mượn vỏ container.

– Đối với hàng nhập khẩu, người nhận hàng sẽ kéo container từ cảng về kho để rút ruột hàng hóa. Để phòng trường hợp hư hỏng container, hãng tàu sẽ thu phí này.

– Không phải tất cả hàng nhập đều bị áp dụng phí này, chỉ những hàng hóa nặng có nguy cơ gây hư hỏng container cao như: máy móc, kính … và được quy định riêng từng hãng tàu.

– Sau khi trả container rỗng, nếu container được xác nhận không hư hỏng thì hãng tàu sẽ hoàn lại phí này cho người nhập khẩu.

– Lưu ý: Một vài hãng tàu có quy định thời hạn hoàn cược, quá thời hạn thì thông thường thủ tục xử lý cũng phức tạp hơn và thậm chí là bị từ chối yêu cầu.

(7) Phí sửa chữa container – áp dụng với hàng nhập khẩu.

– Phí này phát sinh khi container rỗng được trả về bãi chỉ định và được xác nhận có hư hỏng container.

– Việc xác nhận container hư hỏng, và hỏng những mục nào sẽ được quy định cụ thể trên phiếu EIR.

– Đây là khoản phí thường khó kiểm soát nhất và thường gây tranh cãi giữa người nhận, người gửi và hãng tàu.

– Chi phí sửa chữa sẽ do từng hãng tàu quy định và gửi debit thu tiền hoặc trừ trực tiếp trong khoản tiền Deposit.

 

Đây là những chi phí có thể phát sinh thêm cho một lô hàng nhập khẩu nguyên container.

Bạn nên tìm hiểu  trước khi tiến hành xuất nhập khẩu, nhằm kiểm soát một cách chủ động nhất.

Chúc Bạn Thành Công!

Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa …

>Xem thêm: CÁCH KIỂM TRA CONTAINER RỖNG ĐÓNG HÀNG VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA