CÁCH TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA

Cách tính cước vận chuyển đường biển nội địa

Cước vận chuyển đường biển nội địa là tất cả các phí và phụ phí mà chủ hàng phải chi trả để thuê và sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

 

1. Cước vận chuyển vận chuyển đường biển nội địa gồm những gì?

cách tính cước vận chuyển bằng đường biển nội địa
cách tính cước vận chuyển bằng đường biển nội địa
  • Thông thường, cước vận chuyển đường biển sẽ bao gồm tất cả các phí và phụ phí, có thể chia làm 3 loại sau:
  • Chi phí tại cảng đi.
  • Bill
  • THC
  • Seal
  • ….
  • Chi phí vận chuyển trên biển:
  • Cước vận chuyển trên biển từ cảng đến cảng: Ocean Freight.
  • Phụ phí theo cước vận chuyển, như:
  • LSS: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh).
  • BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm.
  • Chi phí tại cảng đến:
  • Cleaning fee
  • Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA đang được các hãng tàu, đơn vị vận chuyển áp dụng thu như sau:
  • Phí tại cảng đi:
  • Bill: Hầu như tất cả các đơn vị vận chuyển không thu phí này.
  • Phí seal: có một vài hãng tàu, đơn vị vận chuyển không thu phí này.
  • Cước biển: Cước vận chuyển từ cảng đến cảng đã bao gồm các phụ phí.
  • Các phụ phí tại cảng đến:
  • D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh.
  • Ngoài ra, còn một số các khoản phí như:
  • Phí nâng hạ container (Lift on/ lift off) tại 2 cảng đi và đến sẽ do cảng thu trực tiếp từ người gửi/ nhận hàng.
  • Phí dem+ det + storage charge.

>>>Xem thêm: VẬN TẢI BIỂN NỘI ĐỊA

2. Cách tính cước vận chuyển đường biển nội địa.

  • Đối với hàng nguyên container (FCL)
  • Phí tại cảng đi: Hầu như là không phát sinh chi phí
  • Cước vận chuyển:
  • Tùy theo tuyến vận chuyển, mà giá có thể giao động khác nhau, ví dụ:
  • Tuyến Hồ Chí Minh – Hải Phòng: 500.000 vnd/20’DC; 6.500.000 vnd/40’DC
  • Tuyến Hồ Chí Minh- Đà Nẵng: 700.000 vnd/20’DC; 6.700.000 vnd/40’DC.
  • Phí tại cảng đến:
  • Phí vệ sinh cont: 200.000 – 400.000vnd/cont
  • Phí D/O: 250.000 – 300.000 vnd/ DO.

Ngoài ra, chi phí  nâng + hạ tại cảng giao động từ: 750.000 – 1.200.000 vnd/cont

  • Đối với hàng LCL.
  • Đối với hàng thường: Cước vận chuyển được tính theo đơn giá tính trên từng CBM.
  • Hàng nhẹ: 1 tấn = 1cbm.
  • Hàng nặng: 1 tấn = 2.5 cbm
  • Phụ phí: Hầu như đã được bao gồm trong cước vận chuyển luôn rồi.
Cách tính cước vận chuyển đường biển nội địa logistics
Cách tính cước vận chuyển đường biển nội địa logistics

3. Một vài lưu ý khi kiểm tra giá cước vận chuyển đường biển nội địa:

a) Các yếu tố làm ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển đường biển nội địa.

Giá cước vận chuyển đường biển nội địa thường được tính dựa vào các yếu tố sau:

– Trọng lượng của lô hàng: Bao nhiêu kgs?

– Thể tích của lô hàng: tính theo công thức (dài x rộng x cao) x số lượng = Số CBM.

– Tính theo khoảng cách địa lý giữa nơi gửi và nơi nhận hàng

– Tính theo phân loại hàng hóa: Hàng quá khổ, hàng chất lỏng, hàng nguy hiểm, bảo quản ở nhiệt độ khô, đóng băng, hàng dễ vỡ…

– Các dịch vụ cộng thêm khác: Giao nhận hàng hóa door to door, hoặc từ kho đến cảng, từ cảng đến kho, đóng gói hàng hóa, lashing ( chằng buộc)….

– Giá nguyên liệu của từng thời điểm.

– Nhu cầu vận chuyển của chủ hàng.

b) Lưu ý:

  • Luôn luôn làm rõ ngày hết hạn của giá cước để sắp xếp lịch trình phù hợp.
  • Đối với hàng lẻ – LCL, cần cung cấp tên hàng, kích thước hàng hóa để đơn vị vận chuyển kiểm tra hàng hóa thuộc loại hàng nhẹ thông thường, hay hàng nặng để báo giá phù hợp.

>>>Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *