SHIPPING INSTRUCTION (S/I) LÀ GÌ ???

Shipping Instruction

Shipping Instruction (gọi tắt là SI) hay thông tin hướng dẫn vận chuyển là bước chứng từ vận tải tiếp theo bạn cần phải thực hiện để hàng của bạn được xếp lên tàu.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình lập/ phát hành SI một cách tổng thể để bạn có thể hình dung được công việc này dễ dàng hơn.

Và trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số khái niệm sau:

1. SHIPPING INSTRUCTION (SI) HÀNG LẺ LCL LÀ GÌ ?

SI là thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng của nhà xuất khẩu/Shipper gửi đến công ty Forwarder/ Logistics nhằm đảm bảo hàng được chuyển theo đúng yêu cầu của chủ hàng.

2. TẠI SAO CẦN CÓ SHIPPING INSTRUCTION (SI) HÀNG LẺ (LCL)?

SI là cơ sở thông tin để phát hành vận đơn.

Là sơ sở đối chiếu những thông tin người gửi hàng khai báo  so với hàng hóa thực tế nhận được: Số lượng, loại kiện, loại hàng hóa, shipping mark.

Cung cấp thông tin cho các công ty Forwarder/ Logistics biết họ nhận hàng từ ai, và phải giao hàng cho ai khi hàng đến cảng đích… để lên kế hoạch vận chuyển/ giao hàng cho đúng người.

3. AI LÀ NGƯỜI PHÁT HÀNH SHIPPING INSTRUCTION (SI) HÀNG LẺ LCL?

Chủ hàng, các công ty xuất khẩu, shipper sẽ là người lập Shipping Instruction (SI).

KHI NÀO CHÚNG TA CẦN PHÁT HÀNH SHIPPING INSTRUCTION (SI) HÀNG LẺ  (LCL) ?

Shipping Instruction (SI) thể hiện thực tế hàng hóa nên nó thường được lập sau khi bạn đóng gói hàng hóa.

Đồng thời, cần căn cứ vào thông tin “SI cut off” thể hiện trên booking, bạn cần lập và gửi Shipping Instruction (SI) cho hãng tàu/ công ty Forwarder trước thời gian cho phép này. Nếu sau khoảng thời gian này, bạn có thể bị phạt do chậm Shipping Instruction (SI) hoặc rớt hàng do Forwarder/Hãng tàu không thể phát hành B/L.

4. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP TRONG SHIPPING INSTRUCTION (SI) LÀ GÌ?

Sau khi đóng hàng xong, bạn chắc chắn phải nắm tất cả những thông tin có liên quan đến lô hàng để tạo Shipping Instruction (SI)

  1. Shipper: Người gửi hàng
  2. Consignee: Người nhận hàng
  3. Notify party: Người được thông báo.
  4. Port of loading (POL): cảng đi
  5. Port Of Discharge (POD: cảng đến
  6. Quantity: Số lượng hàng hóa.
  7. Commodity: Tên hàng.
  8. Gross Weight (G.W): Khối lượng hàng hóa dự kiến.
  9. Shipping mark: nhãn dán bên ngoài kiện
  10. Loại bill

5. LƯU  Ý – SAI SÓT THƯỜNG GẶP:

Shipping Instruction
Shipping Instruction
  • Thông thường sau khi có kế hoạch gửi hàng, bạn đã biết được số lượng hàng cần đóng kiện rồi, mình có thể lên nháp bản Shipping Instruction (SI), chờ khi đóng xong kiện bạn sẽ bổ dung các thông tin còn thiếu: Gross weight…
  • Hiện nay, bạn có thể sử dụng Invoice/ packing list/ Contract để thay thế Shipping Instruction (SI), nó được các công ty Forwarder/ Logistics chấp nhập. ( hãng tàu thì không nhé).
  •  Để tránh trường hợp có thể phát sinh, bạn cần kiểm tra Shipping Instruction (SI) có thể hiện đúng- đủ thông tin hàng hóa so với thức tế hay chưa nếu nó được lập dựa trên IV/PL/CT và trước khi đóng hàng.

LUÔN NHỚ PHẢI CÓ CHECK LIST ĐẦU VÀO VÀ CHECK LIST ĐẦU RA CHO MỌI QUY TRÌNH !!!

Trong bài viết tiếp theo, Tôi sẽ giúp các bạn phân tích nội dung thể hiện trên Shipping Instruction (SI) để có thể tránh các sai sót và rủi ro trong SI có thể xảy ra.

*Bài Viết Liên Quan
SHIPPING INSTRUCTION
LẬP SI/ SHIPPING INSTRUCTION/ HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ (LCL) ĐÚNG CÁCH
NHỮNG SAI SÓT VÀ RỦI RO TRONG SI / SHIPPING INSTRUCTION HÀNG LẺ LCL

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *