CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ LÀ GÌ?

Cước vận chuyển đường biển quốc tế là gì

 

ĐỊNH NGHĨA

 

CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN- hay còn gọi là Ocean Freight ( O/F) là tất cả các chi phí để vận chuyển hàng hóa cảng nhận hàng ( cảng đi ) đến cảng giao hàng ( cảng đến).

 

THÀNH PHẦN

Cước vận chuyển đường biển thường bao gồm các thành phần:

– Cước vận chuyển: là chi phí vận chuyển đơn thuần.

– Phụ phí kèm cước: là những phụ phí được áp dụng theo mùa, theo theo các tuyến đường cụ thể, bao gồm:

 

(1) Phí GRI (General Rate Increase): Tạm dịch Phụ phí cước vận chuyển tăng

– Là mức phí cộng thêm vào cước phí vận chuyển, được áp dụng trên tất cả hoặc một số tuyến đường cụ thể trong một thời gian nhất định, thường vào những đợt cao điểm.

 

GRI thường được quyết định bởi chính các hãng tàu, thông thường dựa trên cơ sở cung – cầu đối với từng tuyến đường. Ngày nay, các hãng tàu sẽ có những bản thông báo về việc điều chỉnh, áp dụng phụ phí GRI trực tiếp trên trang web của họ.

>>> Cách kiểm tra container rỗng đóng hàng nội địa

(2) Phí PSS (Peak Season Surcharge):Phụ phí mùa cao điểm

– Thường được áp dụng vào mùa cao điểm, khi có sự biến động về nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

♦Ví dụ như:

  • Tháng 10- tháng 12: Mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu:
  • Từ tháng 11 – tháng 1 năm sau: dịp Tết Nguyên Đán và nhu cầu sản xuất đầu năm mới tại thị trường Châu Á.

 

(3) Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

Thông thường hay được nhắc đến như:

– Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu  (cho tuyến Châu Âu).
– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng  dầu (cho tuyến Châu Á).

vận chuyển đường biển quốc
vận chuyển đường biển quốc

(4) Phí CAF (Currency Adjustment Factor):Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

– Là khoản phụ phí tỷ giá hối đoái tính trên giá cước vận chuyển hàng hóa nhằm bù đắp lại bất kỳ tổn thất nào do tỷ giá hối đoái biến động ảnh hưởng đến hãng vận tải.

  • Cơ sở và phương pháp tính toán có thể khác nhau giữa các hãng tàu.

  

(5) Phí LSS (Low Sulphur Surcharge):Phụ phí giảm thải lưu huỳnh

  • Là phụ phí các hãng tàu thu để phí này trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp phù hợp với quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế(IMO).

Còn một vài têm gọi khác như: 

  • Phụ phí nhiên liệu xanh (Green Fuel Surcharge, viết tắt là GFS)
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (Emission Control Area Surcharge, viết tắt là ECA)
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (Low Sulphur Fuel Surcharge, viết tắt là LSF) với các mức phí khác nhau.

 

(6) Phí PCS (Panama Canal Surcharge):Phụ phí qua kênh đào Panama

 – Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama. 

(7) Phí SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez

– Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.
 

(8) Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay EIS(Equipment Imbalance Surcharge): Phụ phí mất  cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội  hàng nhập.

  • Là phụ phí để bù đắp chi phí phát sinh do việc di dời số lượng lớn container rỗng giữa các quốc gia/ khu vực thừa đến nơi thiếu container rỗng đóng hàng xuất đi.
  • Thông thường CIC thu từ người trả cước vận chuyển hoặc chia ra 50/50 cho người gửi hàng và người nhận hàng.

 

(9) Phí ISPS (International ship and port facility security): Phụ phí an ninh tàu và cảng quốc tế

  • Phí này phát sinh sau vụ 11/09, một số hãng tàu đầu tư hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo hộ hàng hóa và thu phí này

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về “Cước vận chuyển đường biển cũng như các các phụ phí kèm cước vận chuyển và phân biệt đâu là phụ phí kèm cước không phải local charge.

 Chúc bạn thành công! 

>>>Xem thêm: Dịch vụ vận tải đường biển quốc tế trọn gói

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *