1/ Hiệp định thương mại CPTPP
- Tên đầu đủ: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- Tên tiếng anh: Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
- Tên viết tắt: CPTPP
- Là hiệp định thương mại (FTA) được ký kết bởi 11 quốc gia, nền kinh tế, chiếm khoảng 15% GDP toàn cầu và 6,6% dân số thế giới.
- Đây là một hiệp định thương mại nhằm hợp tác thúc đẩy nền kinh tế phát triển giữa các quốc gia thành viên. Các điều khoản về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp của CPTPP không xuất hiện trong các FTA quy mô lớn khác, cho phép các thành viên hoạt động thương mại tự do hơn, bao trùm hơn.
- CPTPP dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho các ngành thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, quần áo, da và dệt may của Việt Nam. Cung cấp các lợi ích tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là ở các nền kinh tế mà Việt Nam chưa có FTA, như Peru, Mexico hoặc Canada. •
2/ Các quốc gia tham gia hiệp định.
- Tính đến thời điểm bài viết thì CPTPP hiên có 11 thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Ngoài ra, còn một vài nước đang thể hiện sự quan tâm cũng như có thông tin xin gia nhập hay thể hiện sự quan tâm:
3/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP.
3.1/ Thúc đẩy phát triển xuất khẩu
Thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa Việt Nam là một lợi thế canh tranh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
3.2/ Thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính vì các nước thành viên trong hiệp định cho Việt Nam hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có thể xem xét và lựa chọn Việt Nam gia công hàng hóa để xuất đi các thị trường các nước có trong hiệp định. Từ đó, giúp Việt Nam thu hút nguồn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Điều này đồng nghĩa Việt Nam sẽ được rộng mở cánh cửa cung ứng hàng hóa, dịch vụ sang thị trường các nước lớn.
3.3/ Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập quốc dân, Tăng trưởng các ngành kinh tế.
Việc thúc đẩy xuất khẩu, cũng như thu hút được đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ giúp Việt Nam giải quyết được các vấn đề về việc làm cũng như thu hút ngoại tệ, nâng cao thu nhập quốc dân.
Đồng thời, giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ an sinh xã hội và bảo vệ môi trường cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
4/ Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng tối đa hiệp định CPTPP?
4.1/ Tìm hiểu kỹ nội dung CPTPP:
- Để có thể tận dụng các cơ hội từ CPTPP, doanh nghiệp phải hiểu nội dung của Hiệp định, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến sản phẩm hàng hóa của mình.
- Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Australia thì cần tìm hiểu mức thuế quan ưu đãi mà Australia dành cho Việt Nam trong CPTPP, quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa đó để được hưởng ưu đãi thuế, và các quy định khác về hải quan, SPS, TBT… liên quan.
- Cần lưu ý là các cam kết của Australia trong CPTPP là các cam kết tối thiểu, Australia có thể mở cửa hơn so với cam kết tùy thuộc vào nhu cầu, do đó doanh nghiệp vẫn phải kiểm tra mức thuế áp dụng ưu đãi thực tế hàng năm của Australia cho Việt Nam.
4.2/ Nghiên cứu chi tiết các quy định nhập khẩu của thi trường muốn xuất khẩu.
- Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các quy định pháp lý nội địa của nước nhập khẩu mà không được giải quyết, đề cập tới trong CPTPP.
- Chẳng hạn như các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, quy định về ghi nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, quy định về giấy phép nhập khẩu, các quy định về các khoản thuế phí nội địa….
- Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có những quy định và yêu cầu về nhập khẩu cụ thể khác nhau, hàng hóa nhập khẩu muốn tiếp cận thị trường đó thì phải đáp ứng được đầy đủ các quy định và yêu cầu này nếu không sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy tại các cảng hải quan của nước nhập khẩu.
- Cần lưu ý là các quy định nhập khẩu của mỗi quốc gia có thể thay đổi thường xuyên và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật để có thể đáp ứng được các yêu cầu mới.
4.3/ Phân tích nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng chính là những người quyết định cuối cùng. Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải tiếp cận được các kênh phân phối cũng như là phù hợp với hành vi tiêu dùng của người dân tại nước nhập khẩu thì mới có thể tồn tại lâu dài được
- Vì vậy, việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, thói quen mua sắm của họ (qua chợ, siêu thị, hay qua mạng), các nhà bán lẻ (kênh phân phối) lớn và phổ biến ở Australia, các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường…. là rất quan trọng.
Ví dụ:
− Các sản phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng Australia chỉ ưa chuộng các sản phẩm nước mặn vì ở Australia không có nhiều ao hồ sông suối như Việt Nam do đó người tiêu dùng không có thói quen ăn các sản phẩm nước ngọt.
==> Do vậy dù cá tra cá ba sa là các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng khó thâm nhập thị trường Australia.
- Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường.
Ví dụ:
− Thị trường Australia là một thị trường có giá trị gia tăng cao nên rất nhiều nhà xuất khẩu trên thế giới quan tâm đến thị trường này.
− Australia có rất nhiều đối tác FTA và những đối tác này đang cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Việt Nam.
==> Áp lực cạnh tranh hiện tại ở thị trường Australia là rất lớn, khiến cho nhiều nhà xuất khẩu mới của Việt Nam khó có thể tiếp cận được.
4.4/ Thay đổi, cải tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh
- Làm sao để sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan của CPTPP, để vượt qua các quy định nhập khẩu, và cuối cùng là được chấp nhận bởi người tiêu dùng Australia. Cách duy nhất có lẽ là doanh nghiệp cần phải thay đổi, cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần thay đổi quy trình sản xuất và nguồn cung ứng nguyên liệu để có thể đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của CPTPP.
- Thứ hai, doanh nghiệp cần cải thiện tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các quy định pháp lý của thị trường nhập khẩu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu.
- Thứ ba, doanh nghiệp cần chú ý tập trung tiếp cận hệ thống nhập khẩu và phân phối hàng hóa của nước nhập khẩu.
- Cuối cùng, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đây là một khâu quan trọng nhưng dường như vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư nên cũng không được người tiêu dùng biết đến.
5/ Kết Luận.
Hiệp định CPTPP là cơ hội cũng là thử thách lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết, nó cần vốn đầu tư lớn cũng như là thời gian thử nghiệp và điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng được một thị trường khó tính như Australia hay Canada, thì cũng đáp ứng được các thị trường khó tính tương tự như EU, Nhật Bản…. Do đó việc đầu tư này có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được cùng lúc nhiều thị trường lớn và có giá trị gia tăng cao. Nên cần cân nhắc và tính toán đến lợi ích lâu dài, đầu tư lớn trong hiện tại để thu lợi nhuận cao trong tương lai.