Chứng nhận xuất xứ (C/O)

Chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ của hàng hóa, giúp doanh nghiệp nhập khẩu có thể được hưởng ưu đãi về thuế.

Ở bài viết này, D&T chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, mục đích, ý nghĩa, các loại C/O thường gặp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O…

I. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Certificate of Original (thường viết tắt là C/O) – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

II. Tại sao cần chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)?

  • Đối với người nhập khẩu thì chứng nhận xuất xứ hàng hóa khá quan trọng và rất cần thiết, vì C/O hợp lệ sẽ giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam.
  • Đối với người xuất khẩu, thì chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) chỉ cần thiết khi người nhập khẩu yêu cầu, vì có thể bên nước người nhập khẩu cũng cần để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.
  • Ngoài ra, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) còn có một số vai trò liên quan đến chính sách chống bán phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…của nước xuất khẩu, nhập khẩu.

III. Khi nào cần chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)?

  • Nếu bạn là người nhập khẩu thì C/O cần nộp bản gốc tại thời điểm làm thủ tục thông quan hàng hóa để được hưởng ưu đãi về thuế.
  • Nếu bạn là người xuất khẩu thì C/O phải được làm bằng hoặc sau ngày tàu chạy, và phải gửi bản gốc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp qua cho người nhập khẩu trước khi hàng đến để tránh phát sinh chi phí cho người nhập khẩu.

* Các loại Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi thường gặp

• C/O form A (hàng xuất khẩu đi các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
• C/O form D (các nước trong khối ASEAN)
• C/O form E (ASEAN – Trung Quốc)
• C/O form AK (ASEAN – Hàn Quốc)
• C/O form VK (Việt Nam – Hàn Quốc)
• C/O form AJ (ASEAN – Nhật Bản)
• C/O form VJ (Việt nam – Nhật Bản)
• C/O form AI (ASEAN – Ấn Độ)
• C/O form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
• C/O form EUR1 (Việt Nam – EU)

IV. Cơ quan nào cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)?

Tùy theo hàng hóa của bạn được xuất đi nước nào sẽ cần xin cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phù hợp theo form quy định.

  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Chi nhánh tại TP.HCM: 171 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Cấp C/O form A, B, X…

  • Phòng quản lý Xuất nhập khẩu

Khu vực TP.HCM: Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Cấp C/O form D, E, AK, VK, AJ, VJ, AI, AANZ, EUR1…

** Bộ chứng từ để xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Bộ chứng từ cơ bản để xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) bao gồm:
  • Hồ sơ thương nhân + Giấy ĐKKD (đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O): 1 bản sao y
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản sao y
  • Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hóa): 1 bản sao y
  • Sales Contract (Hợp đồng thương mại): 1 bản sao y
  • Tờ khai hải quan (thông quan): 1 bản sao y
  • Quy trình sản xuất tóm tắt (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào): 1 bản chính
  • Bảng kê định mức tiêu hao nguyên phụ liệu (tùy theo sản phẩm, tiêu chí mà bạn lựa chọn sẽ có form cụ thể): 1 bản chính
  • Đơn đề nghị cấp C/O (tùy theo form C/O, nơi cấp C/O sẽ có form điền đơn or in theo nơi cấp C/O quy định): 1 bản chính

Mỗi nơi cấp C/O sẽ có quy trình thủ tục riêng (nộp chứng từ giấy, or up chứng từ lên hệ thống online của nơi cấp C/O…), nhưng về cơ bản thì bộ chứng từ tương đối giống nhau.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Nếu có thắc mắc or cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ qua email, sdt…