QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ

QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ

Nhập khẩu hàng máy móc cũ, thiết bị cũ là nhu cầu rất thiết thực của nhiều doanh nghiệp hiện nay, bởi không chỉ giá thành rẻ mà chất lượng vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên, không giống với những mặt hàng thông thường, khi nhập khẩu hàng máy móc cũ sẽ có một số hạn chế, vì vậy mà chính phủ Việt Nam vẫn rất cân nhắc và ban hành các quy định nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng máy móc cũ. Vậy những quy định đó là gì và quy trình khi nhập khẩu hàng máy móc cũ có gì khác biệt? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Nếu bài viết hữu ích, hãy LIKESHARE cho nhiều người cùng biết nhé!

I. Những lưu ý khi nhập khẩu hàng máy móc cũ

1.1. Tuổi thọ máy móc khi nhập khẩu hàng máy móc cũ

QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ
QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ

Tuổi thọ máy móc được tính từ thời điểm sản xuất cho đến lúc thanh lý máy móc đó. Chẳng hạn, một máy ép được sản xuất tại Nhật Bản vào năm 2010, đến 2020 nó được bán lại cho một doanh nghiệp tại Việt Nam, vậy tuổi thọ của chiếc máy ép là 10 năm.
Theo thông tư 18/2019/QĐ-TTg quy định:
• Tuổi thọ không được quá 10 năm (ngoại trừ một số trường hợp).
• Để xác định tuổi thọ của thiết bị hay máy móc cũ, ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ giấy thì sau đó doanh nghiệp phải đi đăng ký ở các trung tâm về việc xác định số tuổi của thiết bị ( tại cảng nhập khẩu).

1.2. Chất lượng, mục đích sử dụng

Theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định:
KHÔNG cho phép nhập khẩu hàng máy móc cũ mà nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu,chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường hoặc không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
• Chỉ cho phép nhập khẩu hàng máy móc cũ đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam (không nhập về để kinh doanh nữa).

1.3. Tiêu chuẩn sản xuất cho máy móc cũ nhập khẩu:

Theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định:
• Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
• Trường hợp không có QCVN liên quan đến nhập khẩu hàng máy móc cũ, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

1.4. Nhãn mác của hàng máy móc cũ nhập khẩu:

QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ
QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ

Theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định: nhãn mác trên máy móc cũ đã qua sử dụng phải đầy đủ các nội dung như Tên, năm sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, kiểu loại (model), nước sản xuất và tên nhà sản xuất của máy móc. Nếu nhãn mác bị bong tróc hoặc không đầy đủ nội dung thì sẽ bị tái xuất trở lại.

1.5. Mã số HS của hàng máy móc cũ:

Mặt hàng máy móc cũ đã qua sử dụng có số HS thuộc chương 84 và 85 theo thông tư 23/2015 của Bộ KHCN quy định. Nhưng nếu thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ áp dụng Luật do các cơ quan khác quy định:
• Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
• Máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã có văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.

1.6. Thuế suất nhập khẩu hàng máy móc cũ:

Thuế suất áp dụng khi nhập khẩu hàng máy móc cũ qua sử dụng phụ thuộc vào HS code của hàng hóa cần nhập. Doanh nghiệp yêu cầu nhà cung cấp đưa thông tin sản phẩm và tiến hành tra HS code để biết rõ hơn về các loại thuế nhập khẩu. Thường khi nhập khẩu hàng máy móc cũ sẽ chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế VAT.
Lưu ý: Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhập khẩu hàng máy móc cũ nên sử dụng dịch vụ nhập khẩu để được hỗ trợ tư vấn chính xác, tránh những sai phạm không đáng có .

II. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng máy móc cũ:

Bộ chứng từ nhập khẩu hàng máy móc cũ cũng giống như mặt hàng thông thường, bao gồm:

QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ
QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG MÁY MÓC CŨ

Commercial Invoice, Packing list, Bill of lading, Tờ khai hải quan hàng nhập, Hóa đơn cước vận chuyển đường biển, Chứng nhận xuất xứ.
Và cần bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
• Đơn đăng ký giám hộ độ tuổi của máy móc khi nhập khẩu hàng máy móc cũ
• Giấy tờ chứng minh thiết bị nhập khẩu đó không quá 10 năm tuổi (nếu hải quan cần) Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
a. Đối với thiết bị máy móc cũ đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư TT23/ 2015: 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
b. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu hàng máy móc cũ đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục nhập khẩu hàng máy móc cũ): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:

  • 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của máy móc cũ đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
  • 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của máy móc cũ đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.”
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *