SWITCH BILL LÀ GÌ ? Ý NGHĨA ??

Switch bill

Switch Bill là gì?

Switch Bill of Lading là vận đơn phát hành ban đầu sẽ được thay thế bằng một vận đơn khác với những thông tin đã được chỉnh sửa nhằm mục đích che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự trong mua bán thương mại quốc tế 3 bên.

Tại sao cần có Switch Bill?

a. Tránh lô thông tin về người bán và người mua

  • Công ty bạn không phải người xuất khẩu thực sự, cũng không phải là người nhập khẩu thực sự mà chỉ đơn giản là người mô giới thương mại, người trung gian mua của bên xuất khẩu và bán cho bên nhập khẩu để ăn chênh lệch. Lúc này bạn không muốn bên bán và bên mua thực sự biết nhau vì như vậy họ sẽ tự liên hệ và mua bán với nhau.

b. Giảm thuế và các quy định tại nước nhập khẩu

  • Một số quốc gia bị đánh thuế cao nếu nhập hoặc xuất khẩu, do đó khi chuyển sang quốc gia khác có thuế thấp hơn sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí. (ví dụ từ TQ nhập vào Mỹ sẽ thuế cao hơn VN nhập vào Mỹ, do đó thông qua VN sẽ có lợi).

c. Thuận tiên Xuất Nhập Khẩu

  • Khi mua bán giao dịch 2 lần cần 2 vận đơn, khi bên trung gian đã thanh toán lô hàng thì có thể switch để thay đổi vận đơn cho tiện khi thanh toán với bên mua còn lại.

Phương thức thanh toán và điều kiện Incoterm khi làm Switch Bill

Nếu bạn là công ty trung gian về cần Switch bill, bạn phải chọn đúng điều kiện Incorterm và phương thức thanh toán để có thể chủ động trong vấn đề thực hiện nghiệp vụ Switch Bill.

  • A: Người bán thực sự ở Singapore
  • B: Người trung gian ở Việt Nam.
  • C: Người mua thực sự ở Mỹ

a. Giành quyền book tàu

  • Hợp đồng A và B: Sử dụng nhóm F ( phổ biến là FOB)
  • Hợp đồng B và C: Sử dụng nhóm C ( phổ biến là CIF)

b. Book cước tàu qua Forwarder.

  • Để phát hành HBL và đề nghị Switch Bill dễ dàng hơn.

c. Phương thức thanh toán càng đơn giản càng tốt.

  • Hợp đồng A và B: Phương thức thanh toán T/T, hoặc L/C
  • Hợp đồng B và C: Phương thức thanh toán T/T.

Quy trình thực hiện Switch Bill


A: Người bán thực sự ở Singapore
B: Người trung gian ở Việt Nam.
C: Người mua thực sự ở Mỹ

Bước 1: Vận đơn 1 ( Bill ảo)

  • Người phát hành: Forwarder ở nước người xuất khẩu thực sự Singapore
  • Shipper: A
  • Consignee: B
  • Port of loading: ở Singapore
  • Port of dischare: Ở Việt Nam.
    Tuy nhiên hàng sẽ không được vận chuyển về Việt Nam như trên Bill người A nhìn thấy mà thực tế được vận chuyển đến Mý theo yêu cầu của người trung gian B.

Bước 2: Vận đơn 2 ( được Switch từ vận đơn ảo 1)
Sau khi vận đơn ảo 1 được phát hành, A đã giao hàng cho B tại cảng Singapore. B thanh toán cho A và nhận bộ chứng từ giao hàng. Lúc này, lô hàng thuộc quyền sở hữu của B, B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch Bill bằng cách hủy Bill số 1 ( Bill ảo) đi và phát hành Bill mới ( bill thật) với thông tin bên dưới:

  • Người phát hành: Forwarder ở nước người xuất khẩu thực sự Singapore
  • Shipper: B
  • Consignee: C
  • Port of loading: ở Singapore
  • Port of dischare: Ở Mỹ
    B sẽ giao hàng cho C dựa trên bộ chứng từ mới này.

Một vài vấn đề liên quan đến Switch Bill

a/ Những thông tin có thể thay đổi, không thể thay đổi của Switch Bill

 Những thông tin có thể thay đổi:

  • Shipper
  • Consignee
  • Notify party

 Những thông tin không thể thay đổi:

  • Cảng xếp hàng.
  • Cảng dở hàng.
  • Mô tả hàng hóa: Số kiện hàng, khối lượng hàng.
  • Ngày phát hành bill.

b/ Sử dụng Switch Bill có an toàn không?

  • Swith bill vẫn được xem là một loại vận đơn nên nó
  • Switch Bill là bill đã được thay đổi thông tin, tuy nhiên chỉ có chủ lô hàng mới làm được và nó hoàn toàn hợp pháp.
  • Sử dụng Switch Bill phải đi kèm với Invoice và Packing List cũng phải khớp về thông tin người bán và lô hàng.

c/ Thời gian Switch Bill

  • Ngày phát hành Switch Bill không được thay đổi.
  • Việc Switch bill cần thực hiện trước khi tàu cập cảng đến để tránh các vấn đề maniest.

d/ Yêu cầu khác của Switch Bill

  • Cần hủy bỏ vận đơn ban đầu (đảm bảo chỉ có duy nhất 1 bill cho 1 lô hàng thực tế)

***Kết luận về Switch Bill***

Việc sử dụng Switch bill là một lựa chọn phù hợp trong các trường hợp mua bán 3 bên cần che dấu thông tin người mua- người bán thực sự. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra kỹ các quy định tại nước sở tại, cũng như sử dụng dịch vụ vận chuyển của Forwarder hay carrier.

Mong rằng với các chia sẻ trên, giúp bạn hiểu rõ hơn về Switch Bill, hãy linh hoạt sử dụng để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Chúc bạn thành công <3

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *